Có nhiều trường hợp đang hoặc sau khi niềng răng, bệnh nhân bị
ê buốt, khó chịu trong ăn nhai. Lý do không phải vì kỹ thuật hay tay nghề bác
sĩ mà họ chưa lưu ý đến những điều cần biết khi niềng răng dẫn đến kết quả
không như ý muốn.
Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc răng sau
khi niềng răng từ lời khuyên của các Bác sĩ hàng đầu của Bệnh viện Răng Hàm Mặt
Sài Gòn nhé!
Những điều cần biết khi niềng răng
Mục đích của việc niềng
răng
Nhiều người nghĩ răng niềng răng chỉ là để làm thẳng răng,
tuy nhiên quan điểm trên vẫn chưa đầy đủ và chỉnh xác lắm bởi niềng răng giúp
ích trong việc cải thiện các khuyết điểm khác cho răng và hàm đạt đúng yêu cầu
về sức khỏe và thẩm mỹ cần có. Để biết được răng mình đã đạt đúng yêu cầu đó
chưa, các Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám răng miệng của bạn, xem khớp cắn có thẳng
và khít không? Lưỡi có đẩy tới răng cửa không? Răng có hô, vẩu, móm do lệch
cung hàm không? Răng chật chội hay có nhiều khe hỡ giữa các răng không?... đồng
thời sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng của bệnh nhân có đảm bảo không để quyết định
có nên niềng răng hay phải thực hiện các dịch vụ trị liệu nha khoa khác trước
khi niềng để đảm bảo chất lượng của ca điều trị.
Những điều cần biết khi niềng răng trước tiên phải xác định mục đích để làm gì |
Độ tuổi niềng răng
Niềng răng chỉ thích hợp cho trẻ em là một quan điểm sai lầm
vì thực tế số lượng người trưởng thành đến các địa chỉ nha khoa để thực hiện niềng
răng lại rất cao. Tuy nhiên, giai đoạn 12-18 tuổi vẫn là thời điểm thích hợp nhất
khi răng và xương đang phát triển dễ điều chỉnh để khuôn hàm ổn định, nhưng
không có nghĩa, sau độ tuổi này việc niềng răng không cho kết quả cao. Bởi theo
số liệu của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn – bệnh viện nha khoa hàng đầu trong
cả nước- cho thấy rất đông người trưởng thành đến thực hiện niềng răng, vì lý
dó lúc nhỏ điều kiện tài chính chưa cho phép, chưa quan tâm đến sức khỏe răng
miệng hoặc có thực hiện niềng răng nhưng chưa hiệu quả dẫn đến việc phải niềng
răng lại. Vì thế, độ tuổi niềng răng áp dụng cả độ tuổi 12 đến 18 và người trưởng
thành, riêng người trưởng thành nên kiểm tra sức khỏe răng, nướu trước khi thực
hiện.
Độ tuổi nào nên niềng răng là thắc mắc của rất nhiều người |
Niềng răng có đau
không?
Niềng răng có đau không thường không đau đớn như mọi người
tưởng tượng, tuy nhiên việc niềng răng là đeo mắc cài để xê dịch răng về đúng vị
trí nên thường có cảm giác hơi ê trong 1-2 tháng đầu tiên do đeo khí cụ lạ
trong miệng. Đôi khi cả môi, lưỡi, má cũng có cảm giác bị kích thích. Nhưng bạn
hãy yên tâm vì sự ê buốt này sẽ dần mất đi khi răng hàm và các vùng xung quanh
sẽ tập thích nghi lần với khí cụ niềng răng. Trong thời gian này, bạn có thể
dùng một số “trợ thủ” giúp giảm đau nhanh như ngậm nước muối ấm, nước súc miệng
hoặc dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Niềng răng hoàn toàn không đâu nếu sử dụng đúng phương pháp và tay nghề bác sĩ cao |
Vệ sinh trong quá
trình niềng răng
Một trong những điều cần biết khi niềng răng vô cùng quan trọng
mà bạn nên lưu ý và vấn đề vệ sinh trong quá trình niềng răng, vì trong thời
gian đeo niềng răng việc các mắc cài đan xen trên mặt răng khiến việc chải răng
rất khó khăn. Tuy nhiên, việc giữ gìn răng sạch có vai trò cực kỳ quan trọng.
Người đang niềng răng cần tuân thủ đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn để tránh thức
ăn dính trên mắc cài. Tuyệt đối không tự ý dùng các dung dịch tẩy trắng để tẩy
trắng răng, vì khi tháo khay niềng răng có khả năng trắng không đều màu, ảnh hưởng
đến thẩm mỹ răng. Nên dùng chỉ nha khoa để lấy đi vụn thức ăn tại các kẽ răng
sau mỗi lần chải răng để giữ vệ snh hai răng sạch và tránh mảng bám có cơ hội
phát sinh.
Cần lưu ý vệ sinh răng miệng để kết quả niềng răng đạt chất lượng |
Ăn uống trong khi niềng
răng
Ăn uống như thế nào khi niềng răng để giúp răng chắc khỏe mà
không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Bác sĩ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn khuyên
răng nên dùng các món dễ ăn như cháo, súp, sữa… trong tuần đầu tiên để hạn chế
làm tổn thương hay lệch các mối niềng. Việc ăn các thức ăn này còn giúp người bệnh
dễ ăn hơn vì tuần đầu tiên răng chưa thích ứng với việc niềng dẫn đến ăn uống rất
khó khăn.
Ngoài ra, để tránh tác động mạnh vào các mối niềng, nên
tránh các thức ăn có độ cứng, giòn, các thức ăn có độ ngọt, độ bám cao như
sô-cô-la, trà, cà phê, bánh kẹo ngọt. Vì chúng có thể giắt vào các mắc cài, các
khe răng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng. Trường hợp bổ sung dinh dưỡng
cho cơ thể, bạn có thể cắt nhỏ thành những miếng nhỏ, thức ăn nên nghiền, cắt
nhỏ để ăn dễ hơn.
Ghi nhớ vấn đề ăn uống là điều cần thiết trong suốt quá trình đeo khay niềng |
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét