Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-sau-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Sâu răng sữa ở trẻ em

Sâu răng sữa ở trẻ em là tình trạng phổ biến ở nước ta, do các vấn đề về chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức. Với bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến răng sữa ở trẻ giúp có thể bạn chăm sóc răng miệng cho con mình tốt hơn.

Nhiều người có quan điểm sâu răng sữa sẽ không sao, vì răng sẽ cũng sẽ được thay thế bằng răng trưởng thành. Đây là một quan niệm sai lầm, vì khi trẻ bị sâu răng, trẻ sẽ cảm thấy rất đau, làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu nhổ răng

sữa sớm cũng không được, nếu làm như vậy răng trưởng thành sẽ mọc sai vị trí. Với những nguyên nhân đó thì sâu răng ở trẻ 5 tuổi https://goo.gl/Qicrmj nên cần điều trị.

Quá trình sâu răng sữa giống như ở răng trưởng thành, tuy nhiên sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Dấu hiệu ban đầu là đốm trắng ở trên bề mặt men răng. Theo các chuyên gia nha khoa, nếu đo độ cứng của răng có dấu hiệu sâu sẽ thấy được độ cứng giảm so với men răng bình thường.
Sâu răng sữa ở trẻ em
Sâu răng sữa ở trẻ em

Trong giai đoạn này, nếu bạn sử dụng gel fluor bôi lên bề mặt răng thì có thể giúp phục hồi lại răng và làm cho đốm trắng đó mất đi. Khi bạn thấy răng có dấu hiệu bị tổn thương nhưng không điều trị kịp thời, thì men răng sẽ tiếp tục bị phá hủy, rồi sâu đến ngà răng và lan rộng ra. Sâu răng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các yếu tố như: thành phần cấu tạo răng, độ cứng của răng, mảng bám vi khuẩn lên răng nhiều hay ít, …

– Khi phát hiện răng sữa của trẻ bị sâu, bạn nên dẫn bé đến các trung tâm nha khoa để Bác sĩ có thể trám lại các lỗ sâu bằng sealant hoặc glassionomer cement, giúp hạn chế sự tác động từ vi khuẩn và hóa chất lên bề mặt răng, giúp phòng ngừa sâu răng tái phát ở trẻ.
– Tập cho trẻ thói quen tự vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày
Sâu răng sữa ở trẻ em
– Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn chứa nhiều đường
– Trẻ em trong giai đoạn mọc răng cần được chăm sóc đúng cách chữa sâu răng cho trẻ em  https://goo.gl/BqQ7mk, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để răng luôn chắc khỏe.
– Các bậc phụ huỳnh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát triển những bất thường và điều trị kịp thời.

Men răng sữa và ngà răng của trẻ rất mỏng nên quá trình sâu răng sữa phát triển rất nhanh trong vòng 2-3 tháng có thể gây viêm tủy. Khi răng sữa sâu gây viêm tủy thì trẻ rất đau khi bị kích thích bởi các thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt… và có thể đau tự nhiên thành cơn và đau nhiều về đêm. Khi răng đã bị sâu nặng, việc chữa sẽ phức tạp hơn và sự hợp tác của trẻ cũng khó khăn hơn.

►Xem thêm: Tre bi sau rang phai lam gi? https://goo.gl/USVL7v

Bị sâu chân răng có nhổ được không?

Sâu răng là bệnh lý chủ yếu do vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn sẽ tác dụng vào tinh bột và đường, tạo ra axit. Chính axit là nguyên nhân ăn mòn tổ chức cứng của răng. Khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có điều kiện bám vào, axit càng được tạo ra nhiều hơn, men và ngà răng càng bị phá hủy, lỗ sâu được mở rộng và tiến về phía tủy răng.


Răng tổn thương tủy cần được điều trị tủy rồi phục hồi răng. Trong một số trường hợp sâu răng không được điều trị có thể dẫn đến viêm tủy răng, tủy chết, viêm quanh cuống răng, áp xe xương ổ răng. http://phauthuathamhomom.com/chinh-rang-ho-gia-bao-nhieu-tien/



Sâu chân răng có nên nhổ hay không?

Bị sâu chân răng có nên nhổ hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng sâu thực tế. Trong nha khoa, bảo tồn răng sẽ là nguyên tắc cơ bản đầu tiên cần phải tuân thủ bởi răng sau khi nhổ cho dù có trồng răng giả thì việc ăn nhai, độ cảm biến thức ăn cũng không thể so sánh với răng thật được.

Trường hợp chân răng chưa bị lung lay, có thể bảo tồn thì nha sỹ sẽ chỉ định làm thân răng giả, cắm chốt vào bên trong và tiến hành bọc mão răng sứ bên ngoài. Phần mão sứ sẽ giúp khôi phục hình dáng cho răng cũng như bảo vệ răng khỏi những tác động từ bên ngoài. http://phauthuathamhomom.com/nguyen-nhan-gay-rang-vau/

Trường hợp sâu chân răng quá nặng, dẫn tới lung lay chân răng và không thể bảo tồn thì nha sỹ sẽ chỉ định nhổ bỏ để hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Hiện nay với công nghệ nhổ răng mới bằng máy Piezotome sẽ giúp lấy phần răng sâu ra khỏi xương hàm khá đơn giản và hạn chế đau nhức tối đa.

Sau khi nhổ chân răng thì bạn sẽ có hai lựa chọn để trồng răng giả. Thứ nhất là làm cầu răng. Phương pháp này đơn giản và mức chi phí cũng khá hợp lý. Nha sỹ sẽ tiến hành mài cùi răng thật ở 2 răng kế cận răng mất và chế tạo một dải cầu răng gồm 3 răng sứ để chụp lên trên. Cách này có thể phục hình cho răng, đảm bảo ăn nhai nhưng về lâu dài thì độ bền không cao và không hạn chế được tình trạng tiêu xương hàm do không có chân răng bên dưới. http://phauthuathamhomom.com/nhung-cach-chua-rang-vau-hieu-qua/

Tốt nhất bạn nên thực hiện trồng răng giả theo cách thứ 2 là làm implant. Một trụ titan sẽ được cắm trực tiếp vào xương hàm và bên trên có gắn răng sứ giúp phục hình cho răng hoàn hảo, đảm bảo cả về thẩm mỹ và ăn nhai. Do có trụ cắm bên dưới nên phương pháp này có thể duy trì mật độ xương hàm, tránh tình trạng tiêu xương. Tuy nhiên, phương pháp này có mức chi phí khá cao.

Dấu hiệu sâu răng ai cũng cần phải biết

Những đốm trắng đục là biểu hiện đầu tiên mà bệnh nhân có thể quan sát thấy khivi khuẩn tấn công gây bệnh cho răng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại thường bỏ qua dấu hiệu này, bởi vì nó không gây ra cảm giác đau nhức, chỉ khi người bệnh ăn đồ ngọt sẽ cảm thấy hơi ê buốt răng một chút rồi lại hết.



Giai đoạn đầu: Răng ngả màu sẫm, xuất hiện đốm trắng


Từ những nghiên cứu thực tế đã cho thấy, quá trình sâu răng bắt đầu với việc vi khuẩn sẽ làm mất đi các khoáng chất, đặc biệt là canxi có trong men răng và làm xuất hiện những đốm trắng đục.


Giai đoạn 2: Xuất hiện lỗ sâu trên răng


Quá trình phát triển của bệnh lý sâu răng

Bệnh sâu răng có thời gian phát triển bệnh khá chậm, cần phải mất khoảng từ 2 – 4 năm bệnh lý mới ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến sâu trong ngà răng. Khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm (hoặc thậm chí là 2 năm) đầu của bệnh lý vẫn chưa xuất hiện lỗ sâu vào trong răng, mà chỉ hình thành những vết đốm trắng đục. Tuy nhiên, nếu để bệnh lý phát triển đến giai đoạn hình thành nên những lỗ sâu màu đen ở trên mặt nhai và thân răng thì tình trạng sâu răng đã trở nên rất nghiêm trọng. Đây cũng chính là dấu hiệu mà bệnh nhân có thể dễ dàng quan sát và nhận biết được.

Thậm chí, có trường hợp khi phát hiện ra sâu răng thì sâu răng đã ăn đến tủy và chân răng, bắt đầu hình thành túi mủ thì nguy cơ mất răng sẽ rất cao.


Đau nhức dữ dội là biểu hiện cuối cùng của răng sâu

Sâu răng gây ra những cơn đau nhức kéo dài rất khó chịu

Sâu răng khi mới ở giai đoạn đầu thì không gây đau nhức, nhưng khi đã tạo ra những lỗ sâu trên bề mặt răng và thân răng thì sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội, những cơn đau có thể xuất hiện liên tục, kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Đặc biệt là khi sâu răng đã ảnh hưởng đến tủy thì những cơn đau có thể nhói đến tận óc rất khó chịu.

Trong trường hợp, nếu bạn bị đau, ê buốt khi ăn đồ ngọt thì rất có thể bạn đã bị sâu răng, bạn nên chú ý quan sát những dấu hiệu bất thường trên răng của mình hơn. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám nha khoa để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị sớm.

Cụ thể quá trình tiến triển của răng sâu như sau:

+ Đầu tiên, vi khuẩn sẽ hoạt động dưới mảng bám hay còn được gọi là cao răng, phân hủy và lên men chất đường có từ các loại đồ ăn mà bạn ăn hàng ngày thành axit, từ đó phá hủy men răng, tạo thành những đốm nhỏ màu trắng đục trên thân răng.

+ Sau đó, nếu không được điều trị kịp thời các axit sẽ tiếp tục tấn công răng và phá hủy lớp ngà răng, tạo ra những lỗ sâu ngày càng lớn.

+ Khi lớp ngà răng đã bị axit phá hủy, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong tủy răng, gây ra hiện tượng viêm tủy. Nếu lúc này sâu răng vẫn chưa được điều trị thì sẽ dẫn đến việc chết tủy răng, vi khuẩn sẽ tiếp tục gây ra tình trạng viêm cuống răng.

Ở độ tuổi nào thì bệnh lý sâu răng cũng rất nguy hiểm. Nếu là trẻ nhỏ, sâu răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ, nó có thể sẽ gây ra những sai lệch không mong muốn cho hàm răng của trẻ khi trẻ lớn lên. Đối với người lớn, sâu răng có khả năng sẽ làm mất răng, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày và còn có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho cơ thể.


Hiện nay, có hai phương pháp điều trị răng sâu rất hiệu quả đang được áp dụng tại nha khoa Quốc tế đó là Bọc răng sứ và Hàn trám răng. Tuy nhiên, phương pháp hàn trám lại chỉ có thể thực hiện trong những trường hợp sâu răng nhẹ và độ bền cũng không cao. Chính vì thế, bọc sứ là phương pháp tối ưu nhất để có thể bảo tồn được răng thật, đảm bảo được chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ của cả hàm răng đến mức tối đa.

Được tạo bởi Blogger.