Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách bảo vệ răng trẻ hay

Những đồ chơi của bé chứa khá nhiều vi khuẩn, vì theo thói quen bé sẽ đưa những vật gì trong tầm tay vào miệng của trẻ, và việc này vô tình tiếp tay cho một số vi khuẩn không mong muốn tiếp cận vào miệng của bạn gây ra các căn bệnh về răng miệng cũng như đường ruột.

Cho trẻ tiếp xúc với hơi và nước bọt người lớn

Một nụ hôn có thể truyền đi vi khuẩn qua người bé mà chúng không có khả năng với các vi khuẩn trong hàm miệng của ta. Một cách khác cũng thường được các bà mẹ sử dụng là dùng miệng làm sạch núm vú giả cho bé, đây là phương thức truyền vi khuẩn qua cho bé.

Xem thêm
http://chiphirangsu.edu.vn/rang-mom-va-cach-chua-tri.html

Chế độ ăn uống hợp lý

Đảm bảo rằng con bạn tiếp thu những thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ngoài phát triển cơ thể và trí não ta cần để ý tới các thực phẩm cần cho sự phát triển đồng đều của hàm răng trẻ như canxi và các loại vitamin A, DC… và chứa chất florua cho cơ thể.


Cho trẻ khám răng

Cần đưa bé đi khám răng một lần vào lúc sớm nhất là lúc bé hơn 1 tuổi, những vấn để về răng miệng của bé sẽ được phát hiện sớm để các bác sỹ có kế hoạch điều trị và tư vấn cho mẹ nếu chúng mắc phải các trường hợp răng hô hoặc lệch lạc sau này.

Tìm hiểu phương pháp làm thẳng răng

Nếu trẻ đã mọc răng vĩnh viễn mà có những vấn đề về răng miệng như hàm răng lệch lạc, răng thưa, hoặc bị hô, có thẻ điều trị sớm cho bé, niềng răng invisalign, hoặc niềng răng mắc cài có thể được áp dụng tùy vào tình hình tài chính cũng như mức độ lệch lạc răng của trẻ.

Trẻ bị chấn thương răng sữa

Trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt các trẻ hơn 1 tuổi, lúc bắt đầu học đi, khám phá xã hội bên ngoài thường gặp tai nạn gây chấn thương răng sữa nhất. Chấn thương răng sữa hay xảy ra ở nhà hoặc ở nhà trẻ, trường học. Khi trẻ đi, chạy, nô đùa có thể xảy ra các va đập hoặc ngã làm răng bị chấn thương. Các trẻ trai thường bị chấn thương nhiều hơn trẻ gái vì hay nghịch hơn, hiếu động hơn. 


Chấn thương hay gặp ở xương hàm trên hay hàm dưới, trong các răng thì răng cửa giữa hay bị chấn thương nhất. Trẻ bị vẩu xương hàm cũng có nguy cơ bị chấn thương răng cao hơn. Trẻ bị động kinh, bị ngược đãi cũng là những trẻ thường xuyên bị chấn thương răng, do vậy chúng ta cần phải có các biện pháp dự phòng thích hợp. http://chamsocrangtreem.vn/kham-rang-dinh-ky-cho-tre/



Triệu chứng lâm sàng

Khác với người lớn, vì xương ổ răng của trẻ em còn mềm, hệ thống dây chằng quanh răng lỏng lẻo hơn, do vậy khi có chấn thương răng thì răng ít bị gãy hơn so với người lớn nhưng hay bị lung lay, di lệch sang bên, lún vào bên trong xương hàm hoặc rơi ra ngoài huyệt ổ răng. Nếu răng bị gãy thì cũng có rất nhiều kiểu khác nhau: có thể gãy thân răng, chân răng hoặc cả thân và chân răng, tùy theo mức độ, vị trí gãy mà nha sĩ có phương pháp điều trị khác nhau.

Khi trẻ bị va đập, té ngã, nếu có chấn thương răng thì hiếm khi chỉ có chấn thương răng đơn thuần mà thường có tổn thương niêm mạc hoặc xương ổ răng kèm theo. Niêm mạc môi, miệng, xương ổ răng có thể bị va đập sưng nề hoặc rách, chảy máu với nhiều mức độ khác nhau tùy tình huống tai nạn. Ngoài ra cũng có thể có gãy xương hàm, trật khớp thái dương hàm hoặc các chấn thương khác đặc biệt như mắt, tai mũi họng, sọ não kèm theo.

Xử trí khi trẻ bị chấn thương răng sữa

Theo quan điểm về răng, chấn thương răng là một cấp cứu thực sự. Thầy thuốc cần phải làm an lòng trẻ và bố mẹ ngay từ lúc mới tiếp xúc. Gia đình cần cung cấp cho thầy thuốc biết tình huống, thời gian xảy ra tai nạn, tuổi bệnh nhân… Thầy thuốc cần phải thăm khám một cách tỉ mỉ và toàn diện trong miệng, ngoài miệng và toàn thân để tránh bỏ sót tổn thương và có các biện pháp xử trí kịp thời.  http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-bao-nhieu-tuoi-duoc-nieng-rang/

Các mảnh răng bị vỡ, răng rơi ra ngoài, đờm dãi có thể là các dị vật ảnh hưởng đến hô hấp, do vậy cần phải được chú ý và làm sạch. Xquang là thăm khám hỗ trợ cần thiết, cho phép xác định các đường gãy, gãy xương ổ răng phối hợp, tương quan tuỷ/đường gãy, tương quan răng sữa/mầm răng vĩnh viễn, mức độ đóng chóp, thay đổi các góc…

Xử trí chấn thương răng sau khi đã xử trí các loại chấn thương phối hợp khác làm ảnh hưởng đến tính mạng hoặc các cơ quan, bộ phận khác có chức năng quan trọng hơn. Cần chú ý tiêm phòng uốn ván cho trẻ.

Các phương pháp điều trị rất phong phú tùy theo trường hợp có thể theo dõi tủy răng, mài chỉnh khớp cắn, cắm lại răng, nắn chỉnh răng, cố định răng.

Răng sữa bị lún vào trong xương hàm sau khi trẻ bị té ngã

Xử trí lún răng sữa: Cần căn cứ vào vị trí di lệch của chóp răng so với mầm răng sữa. Trường hợp chân răng trượt về phía tiền đình, xa mầm răng vĩnh viễn, bảo tồn răng, theo dõi 1-6 tháng, nếu không mọc được, phải nhổ răng. Trường hợp chân răng trượt về phía khẩu cái, khoảng cách giữa chân răng và mầm răng vĩnh viễn hẹp, cần nhổ răng nhẹ nhàng, tránh sang chấn mầm răng bên dưới.

Xử trí lung lay răng sữa: Cố định răng. Nếu răng lung lay quá nhiều hoặc sắp đến tuổi thay thì có thể nhổ bỏ. Theo dõi tình trạng tủy răng, điều trị tủy nếu cần thiết.

Răng sữa rơi ra ngoài: Khác với răng vĩnh viễn rơi ra ngoài, không có chỉ định cấy ghép lại răng cho răng sữa

Vôi hoá: Là tình trạng buồng tuỷ và ống tuỷ bị bít kín dần do ngà lắng đọng.

Tuỷ hoại tử: Một va chạm nhẹ vào răng có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của mạch máu tuỷ và gây hoại tử tuỷ. Trên lâm sàng có thể thấy các ổ abces hoặc lỗ rò chảy mủ. http://chamsocrangtreem.vn/thuc-hien-nieng-rang-cho-tre-em-o-dau-tot/

Các loại di chứng trên mầm răng vĩnh viễn: Đổi màu thân răng trắng hoặc vàng – nâu, thiểu sản men, thân răng tách đôi, tách đôi chân răng, thân răng bị gập, ngừng hình thành chân răng, rối loạn mọc răng…

Có nên sử dụng niềng răng tháo lắp cho trẻ em hay không?

Ở trẻ em, việc niềng răng chỉnh nha sẽ dễ dàng hơn so với người lớn, và cũng có nhiều phương pháp chỉnh nha hơn, phù hợp với từng tình trạng, độ tuổi cụ thể của trẻ. Trong đó niềng răng tháo lắp cũng là một trong những khí cụ tân tiến tạo sự tiện lợi cho trẻ trong suốt quá trình chỉnh nha


Một số phụ huynh luôn lo lắng, thắc mắc về phương pháp niềng răng này và không biết có nên cho con em mình sử dụng hay không. Với bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời cho câu hỏi Có nên sử dụng niềng răng tháo lắp cho trẻ em hay không?Là một hàm bằng nhựa mềm hoặc cứng, được thiết kế sẵn theo tiêu chuẩn hay được thiết kế riêng biệt trên mẫu hàm cá nhân của từng trẻ, có tác dụng điều chỉnh lại một số chức năng của hàm, của răng, hoặc ngăn ngừa những tật không tốt của trẻ gây hậu quả sang chấn khớp và răng sau này http://chamsocrangtreem.vn/nho-rang-sua-cho-tre-dung-cach/



Niềng răng tháo lắp là phương pháp chỉnh nha thường được bác sĩ chỉ định để nắn chỉnh răng cho trẻ nhỏ có độ tuổi từ 8 – 12 tuổi vì ở giai đoạn này đang là thời kỳ răng và xương hàm của trẻ phát triển, mô xương mềm và chưa vững chắc nên niềng răng tháo lắp là giải pháp phù hợp nhất, mang lại hiệu quả chỉnh nha cao nhưng vẫn đảm bảo ăn nhai tốt cho trẻ.

Vì trẻ em là một độ tuổi dễ dàng nhất để điều chỉnh nha nên dù là niềng răng tháo lắp hay đều sẽ giúp trẻ khắc phục triệt để tình trạng của răng cũng như mang lại kết quả sau chỉnh nha cao nhất, giúp trẻ có được một hàm răng đẹp về sau này. http://chamsocrangtreem.vn/thuc-hien-nho-rang-cho-tre-tai-nha/


Bộ giữ khoảng tháo rời được: đây là khí cụ vừa có tác dụng chỉnh nha, vừa giữ khoảng cho răng vĩnh viễn có chỗ mọc lên.Khí cụ định vị hàm: các khí cụ này được đeo cả hàm trên và hàm dưới giúp ngăn ngừa các tật xấu của trẻ, làm cho hàm về lại gần vị trí mong muốn. Khí cụ giãn vòm miệng (khí cụ nong rộng hàm): đó là một tấm nhựa vừa với vòm trên, bằng cách xiết chặt các mối nối vào vùng xương của vòm miệng sẽ tạo ra lực tác động vào tấm nhựa giúp kéo dài và mở rộng vòm miệng. 

Khay chỉnh nha tháo lắp: thường chỉ dùng được cho những hàm chỉnh nha đơn giản, các răng lệch lạc, xoay trục không nhiều. Khay chỉnh nha được thiết kế theo từng giai đoạn và được đánh theo số thứ tự để tiện cho việc sử dụng. http://chamsocrangtreem.vn/khi-nao-nho-rang-sua-cho-be/


Những khí cụ này cũng được thiết kế phù hợp dựa trên cấu trúc xương và răng của từng trẻ. Muốn niềng răng tháo lắp cho trẻ em cần phải có những ý kiến do các bác sĩ chuyên khoa niềng răng, vì có nhiều yếu tố tăng trưởng kết hợp nên việc niềng răng phải thuận theo đà tăng trưởng của trẻ em. Các bác sĩ chuyên khoa niềng răng sẽ giúp bạn những lời khuyên phù hợp khi muốn niềng răng tháo lắp cho trẻ em để giúp trẻ có được kết quả tốt hơn khi niềng răng.

Chăm sóc răng cho bé sau nhổ răng

Khi răng của bé bị sâu hay đến thời điểm thay răng sữa theo quy luật nhưng răng chưa gẫy, bạn nên đưa bé đi nhổ răng tại phòng khám nha khoa để răng miệng của bé có sự phát triển tốt nhất


Thời điểm mọc răng thường là lúc 6 tuổi. Răng sữa đầu tiên rụng thường là răng cửa giữa, tiếp sau đó là sự nhú lên của răng vĩnh viễn tương ứng ở vị trí răng sữa vừa rụng. Răng sữa số 5 rụng cuối cùng lúc khoảng 12 tuổi. Hàm răng vĩnh viễn của người trưởng thành có 32 răng. http://chamsocrangtreem.vn/han-rang-sua-cho-be-co-nen-khong/



Theo bác sĩ nha khoa thì không nên nhổ răng sữa cho bé trong 5 trường hợp dưới đây:
Bé đang bị viêm lợi cấp, đặc biệt là viêm lợi vincent.
Bệnh tim bẩm sinh, các bệnh về máu gây chảy máu kéo dài hay dễ bị nhiễm trùng sau nhổ. Ở những bé này chỉ nhổ khi có sự hội chẩn của Bác sĩ chuyên khoa tim mạch, huyết học, truyền máu, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ.
Bé thấp khớp cấp hay bệnh lý về gan thì cần cho bé dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.
Khi bé đang bị bệnh truyền nhiễm (sởi) vì dễ xảy ra biến chứng do nhiễm độc ổ răng.
Khi bé đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt thì cũng không nên nhổ răng.
Chế độ chăm sóc sau khi bé nhổ răng http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-han-rang-cho-be/

Bạn nên cho trẻ thư giãn hoàn toàn trong 24h sau khi mổ để giúp nướu mau lành. Nếu cần thiết thì bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm nhiễm dùng trong nhổ răng thường được yêu cầu duy trì từ 5 – 7 ngày. Đưa bé đi tái khám sau 1 tuần để kiểm tra và cắt chỉ là việc làm cần thiết mà bạn nên lưu ý.

Trẻ con vốn hiếu động, do vậy bạn cần chú ý nhắc nhở bé không mút hay chép miệng, không cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh ngăn cản quá trình cầm máu. Không cho bé ăn kẹo bánh, đồ ăn ngọt, thức ăn cứng để vùng răng mới nhổ không bị tổn thương, tránh chảy máu. Bạn nên cho bé ăn thực phẩm lỏng, mềm như cháo, súp,.. và uống nhiều nước, kết hợp với việc đánh răng rạch sẽ, tránh chải trực tiếp lên vùng vừa nhổ trong 24h sau khi mổ.


Hiện nay, nhổ răng cho trẻ em tại phòng khám nha khoa rất an toàn với các thiết bị hiện đại. Khi tiến hành nhổ răng cho trẻ em, bác sĩ đều tiến hành thao tác nhẹ nhàng, gây tê để tránh đau cho bé và bảo vệ xương của trẻ.

Những thói quen xấu cần tránh khi răng ê buốt

Hầu hết các vấn đề về răng miệng đều có diễn tiến âm thầm, không nguy hiểm và không gây đau tức thời nên thường được phát hiện muộn. Thêm vào đó nhiều người chủ quan, chăm sóc răng miệng không khoa học làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.


Như chúng ta đã biết, nguyên nhân khiến răng bị ê buốt thì nhiều nhưng cách chữa răng bị ê buốt hết hẳn thì ít. Vì thế, cần phải bảo vệ răng tốt trước khi nó bị tổn thương. Còn với những đối tượng đã có răng bị ê buốt thì trước hết cần phải tránh xa những thói quen xấu hằng ngày bởi men răng là bộ phận nhạy cảm và không có cơ chế tái sinh. Những thói quen xấu cần tránh khi răng bị ê buốt. http://chamsocrangtreem.vn/tre-2-tuoi-bi-sau-rang/



Những thói quen xấu cần tránh khi răng ê buốt


Một trong số các vấn đề phổ biến về sức khỏe răng miệng là Răng nhạy cảm, hay còn được gọi là răng ê buốt. Người có răng nhạy cảm sẽ bị cảm giác ê buốt, khó chịu ở răng khi ăn uống những loại thực phẩm nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axit. Theo kết quả nghiên cứu của một số tổ chức nha khoa thế giới thì có hơn 50% dân số thế giới có biểu hiện răng ê buốt, phổ biến ở độ tuổi từ 20 – 50 và xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 30 – 40.

Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người http://chamsocrangtreem.vn/tre-bi-sau-rang-ham-phai-lam-gi-de-het-dau-nhuc/

Ăn nhiều thực phẩm axit: Đồ ăn, thức uống chứa nhiều axit có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng.

Hay nghiến răng: Men răng là lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể nhưng cũng không thể chống chọi lại với việc nghiến răng quá nhiều, gây bào mòn men răng.

Sử dụng kem đánh răng có chất làm trắng: Chất Peoxide có trong một số loại kem đánh răng có thể gây hiệu quả trắng sáng bất ngờ nhưng với người bị răng nhạy cảm, đây sẽ là con dao hai lưỡi gây ra cảm giác ê buốt răng.


Sử dụng quá nhiều nước súc miệng: Nhiều người tin rằng cắt giảm thức ăn chứa axit là đủ nhưng lại lạm dụng nước súc miệng mà không biết rằng lượng axit chứa trong này cũng đủ gây ra ê buốt răng.

Chải răng không đúng cách: Quan niệm chải càng mạnh răng càng sạch đã được chứng minh là sai lầm bởi các bác sĩ nha khoa. Chải răng quá mạnh sẽ khiến men răng bị tổn thương dẫn đến răng bị tụt nướu và lộ ngà, “mời gọi” cảm giác ê buốt về sau. http://chamsocrangtreem.vn/dieu-tri-chua-sau-rang-cho-tre-o-dau-tot-va-hieu-qua-nhat/

Khi cảm giác răng bị ê buốt đang diễn tiến nặng hơn thì bạn nên tới nha khoa sớm để bác sĩ có biện pháp điều trị kịp thời, tránh cho những tổn thương sâu tới sức khỏe răng miệng.

Nhổ răng cho trẻ khi nào thích hợp đúng lúc?

Bởi việc mọc răng khôn khó khăn, nên mỗi lần mọc răng khôn ít nhiều sẽ gây đau nhức cho bạn. Tuy nhiên, nếu răng mọc thẳng thì không vấn đề gì. Bạn hãy cứ để răng mọc tự nhiên bởi việc mọc răng khôn không ảnh hưởng đến sức khỏe và việc ăn nhai, khi răng mọc đầy đủ thì những dấu hiệu đau nhức cũng sẽ hết.

Răng khôn thường mọc trễ trong khoảng từ 18 – 25 tuổi khi 28 răng đã đầy đủ và ổn định trên cung hàm, xương hàm cũng gần như cố định. Bởi thế, khi răng khôn mọc thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm và thời gian mọc kéo dài gây đau nhức cho bệnh nhân. http://chamsocrangtreem.vn/cach-nho-rang-cho-tre-em-ngay-tai-nha/

Khi này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau răng khôn tại nhà như chườm đá, ngậm 1 nhánh tỏi hay 1 lát gừng, kết hợp với súc miệng nước muối hàng ngày phòng các bệnh răng miệng.

Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, có thể kéo dài nhiều năm răng mới mọc hoàn chỉnh. Mỗi đợt nhú lên của răng, người bệnh sẽ phải chịu một đợt đau đớn trong vài ngày. Đặc điểm của cơn đau này rất khác với đau răng bình thường. Đau thường kèm theo nhức buốt, sưng mô quanh răng, sưng má thậm chí nặng hơn là làm tăng nhiệt độ cơ thể gây ra sốt, hàm cứng khó cử động và mở ra để ăn nhai như bình thường.
Nhổ răng cho trẻ khi nào thích hợp đúng lúc?
Nhổ răng cho trẻ khi nào thích hợp đúng lúc?

Có nên nhổ răng khôn không trong trường hợp này thường được các bác sĩ khuyên nhổ bỏ bởi:

+ Răng khôn mọc trong cùng của cung hàm, không có chức năng ăn nhai rõ ràng.
+ Răng mọc lệch gây xô đẩy cả hàm răng, ảnh hưởng khiến răng số 7 lung lay và rụng.
+ Răng khôn mọc lệch là nơi thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển gây bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng…

Răng khôn mọc ngầm, mầm răng không thể đâm lên được sẽ chia làm 2 trường hợp:

+ Răng mọc ngầm nhưng mọc thẳng: cần rạch nướu để răng đâm lên mọc như bình thường.
+ Răng mọc ngầm và bị lệch: chỉ định nhổ răng tránh biến chứng về sau.

Đa số thì các trường hợp răng khôn mọc lệch, trục răng không thẳng, đôi khi mọc ngược vào trong xương hàm. Muốn xác định được chính xác cần được soi chụp, nhìn bằng mắt thường không thể biết được trục răng như thế nào. Để biết chắc có nên nhổ răng khôn không bạn vẫn nên khám cụ thể mới xác định được bởi 80% răng còn bị nướu phủ bạn không nhìn thấy được. http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-nho-rang-sau-cho-tre-em-hay-khong/

Răng khôn là chiếc răng cối lớn trên cung hàm, thêm vào đó là việc răng thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm không theo quy luật cụ thể nên việc có nên nhổ răng khôn không là thắc mắc của nhiều người bởi những đau nhức hay biến chứng nguy cơ có thể xảy ra.

Tuy nhiên, băn khoăn ấy của nhiều bệnh nhân đã được giải đáp khi lựa chọn Nha khoa. Hiện nay, áp dụng nhổ răng với công nghệ gây tê hiện đại theo tiêu chuẩn Pháp. http://chamsocrangtreem.vn/thuc-hien-cach-nho-rang-sua-bang-chi-tai-nha-duoc-khong/

Thêm vào đó, bằng dụng cụ nha khoa chuyên biệt, bác sĩ sẽ tác động vào phần cứng của răng, không ảnh hưởng đến mô mềm và sau đó gắp ra dễ dàng giúp vết thương không bị rộng, thời gian liền thương nhanh chóng.

Có nhiều hình thức gây tê như dạng tiêm, dạng xịt, dạng ngậm… cho bạn lựa chọn. Thuốc tê sử dụng đã được kiểm định khắt khe bởi Hiệp hội nha khoa Pháp ADF về độ an toàn và tác dụng lâu dài gấp khoảng 3 lần thuốc bình thường.

Điều trị cho trẻ bị sâu răng hàm hiệu quả nhanh

Răng sữa không theo bé suốt đời, sẽ có răng vĩnh viễn thay thế nên không cần thiết phải nhổ đi để trồng lại. Răng sữa bị sâu chỉ nên nhổ bỏ khi không thể bảo tồn được nữa tức là khi cấu trúc răng đã bị vỡ mẻ quá mức, răng vị viêm tủy dẫn đến viêm chóp răng và áp xe xương ổ răng.

Trẻ em bị sâu răng sữa phải làm sao? Một lời khuyên cho bạn là không nên nhổ răng sữa bị sâu nếu không thực sự cần thiết. Tuy không phải là răng đóng vai trò ăn nhai lâu dài trên cung hàm nhưng răng sữa giúp định hướng răng vĩnh viễn sau này mọc đúng vị trí. Có khá nhiều trường hợp răng hàm mất sớm dẫn đến tình trạng các răng kế bên đổ xiên vào khoảng trống răng mất khiến cho các răng bị khấp khểnh, sai lệch về khớp cắn, không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai mà tính thẩm mỹ cũng bị tác động nghiêm trọng. Nha khoa tốt nhất tại quận 11 https://goo.gl/Ylv80c

Tốt nhất bạn nên điều trị bé khi răng bị sâu nặng sớm để không làm ảnh hưởng đến tiến trình thay răng tự nhiên. Đến thời điểm thay răng, răng hàm sữa ở vị trí này vẫn sẽ rụng đi tự nhiên để răng vĩnh viễn mọc lên. Cho đến khi thay bằng răng vĩnh viễn thì răng sữa được giữ lại là rất cần thiết.
Điều trị cho trẻ bị sâu răng hàm hiệu quả nhanh
Điều trị cho trẻ bị sâu răng hàm hiệu quả nhanh

Đối với trường hợp răng sâu nhẹ thì có thể điều trị bằng cách tái khoáng cho răng. Cách này thực hiện khá đơn giản để tái tạo phần mô răng bị tổn thương. Tuy nhiên, trường hợp răng sâu nặng và tình trạng cấu trúc của răng đã bị vỡ mẻ nhiều thì tái khoáng không có tác dụng mà tốt nhất bạn nên thực hiện hàn trám răng sâu cho bé. Nha khoa nào uy tín ở tphcm https://goo.gl/MzSeBD

Phương pháp này không chỉ thực hiện với người lớn mà ngay cả với trẻ nhỏ cũng có thể thực hiện được nhằm tái tạo lại hình dáng cho răng và bảo tồn các mô răng thật tối đa. Vật liệu trám sẽ được đưa lên chỗ răng sâu trám bít lại chỗ răng vỡ mẻ để phục hình dáng ban đầu cho răng cũng như loại bỏ các tác động có hại xâm nhập đến răng. Hàn trám thực chất không gây đau nhức quá nhiều, có chăng chỉ hơi đau nhẹ khi nạo răng sâu nên bạn có thể yên tâm.

Thao tác nạo răng sâu được tiến hành trước khi hàn trám răng nhằm loại bỏ hoàn toàn các mô răng bệnh cũng như các mầm mống vi khuẩn gây sâu răng, giúp cho trám răng diễn ra an toàn và không kích ứng cho bệnh nhân.

Tốt nhất bạn nên đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt mà không nên chủ quan, việc điều trị sớm sẽ giúp cho bé ăn nhai tốt và quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này cũng ổn định hơn. Nha khoa tốt nhất tại quận 8 https://goo.gl/XBfo9x

Hiện nay, với công nghệ trám răng Laser Tech hiện đại, hiệu quả hàn trám răng sẽ đạt được tối ưu nhất mà không bị bong bật một cách dễ dàng như trước kia. Vết trám có độ bám dính rất cao vào bề mặt răng đảm bảo hiệu quả ăn nhai tốt như răng thật. Khi thực hiện trám răng với Laser Tech bạn có thể yên tâm khi bé có thể ăn nhai bình thường và độ bền của vết trám có thể kéo dài cho đến khi bé thay răng vĩnh viễn.

Sâu răng sữa ở trẻ em

Sâu răng sữa ở trẻ em là tình trạng phổ biến ở nước ta, do các vấn đề về chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức. Với bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến răng sữa ở trẻ giúp có thể bạn chăm sóc răng miệng cho con mình tốt hơn.

Nhiều người có quan điểm sâu răng sữa sẽ không sao, vì răng sẽ cũng sẽ được thay thế bằng răng trưởng thành. Đây là một quan niệm sai lầm, vì khi trẻ bị sâu răng, trẻ sẽ cảm thấy rất đau, làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu nhổ răng

sữa sớm cũng không được, nếu làm như vậy răng trưởng thành sẽ mọc sai vị trí. Với những nguyên nhân đó thì sâu răng ở trẻ 5 tuổi https://goo.gl/Qicrmj nên cần điều trị.

Quá trình sâu răng sữa giống như ở răng trưởng thành, tuy nhiên sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Dấu hiệu ban đầu là đốm trắng ở trên bề mặt men răng. Theo các chuyên gia nha khoa, nếu đo độ cứng của răng có dấu hiệu sâu sẽ thấy được độ cứng giảm so với men răng bình thường.
Sâu răng sữa ở trẻ em
Sâu răng sữa ở trẻ em

Trong giai đoạn này, nếu bạn sử dụng gel fluor bôi lên bề mặt răng thì có thể giúp phục hồi lại răng và làm cho đốm trắng đó mất đi. Khi bạn thấy răng có dấu hiệu bị tổn thương nhưng không điều trị kịp thời, thì men răng sẽ tiếp tục bị phá hủy, rồi sâu đến ngà răng và lan rộng ra. Sâu răng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các yếu tố như: thành phần cấu tạo răng, độ cứng của răng, mảng bám vi khuẩn lên răng nhiều hay ít, …

– Khi phát hiện răng sữa của trẻ bị sâu, bạn nên dẫn bé đến các trung tâm nha khoa để Bác sĩ có thể trám lại các lỗ sâu bằng sealant hoặc glassionomer cement, giúp hạn chế sự tác động từ vi khuẩn và hóa chất lên bề mặt răng, giúp phòng ngừa sâu răng tái phát ở trẻ.
– Tập cho trẻ thói quen tự vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày
Sâu răng sữa ở trẻ em
– Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn chứa nhiều đường
– Trẻ em trong giai đoạn mọc răng cần được chăm sóc đúng cách chữa sâu răng cho trẻ em  https://goo.gl/BqQ7mk, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để răng luôn chắc khỏe.
– Các bậc phụ huỳnh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát triển những bất thường và điều trị kịp thời.

Men răng sữa và ngà răng của trẻ rất mỏng nên quá trình sâu răng sữa phát triển rất nhanh trong vòng 2-3 tháng có thể gây viêm tủy. Khi răng sữa sâu gây viêm tủy thì trẻ rất đau khi bị kích thích bởi các thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt… và có thể đau tự nhiên thành cơn và đau nhiều về đêm. Khi răng đã bị sâu nặng, việc chữa sẽ phức tạp hơn và sự hợp tác của trẻ cũng khó khăn hơn.

►Xem thêm: Tre bi sau rang phai lam gi? https://goo.gl/USVL7v

Răng trẻ bị sún có cần phải nhổ không ?

Sún răng là bệnh làm tiêu dần răng sữa của trẻ, thường từ lúc trẻ 1 - 3 tuổi. Răng của hàm trên hay mắc hơn cả. Bắt đầu là một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài, dần dần răng đó mủn và tiêu đi, lâu dần chỉ còn những mỏm răng làm chân răng nằm sát với lợi rất cứng và đen bóng.


Tuy thế nhưng những trẻ bị răng sún thường không kêu đau nhức gì vì chỗ bị sún chỉ nông ở lớp ngoài chứ không sâu vào tủy răng như răng sâu. Nguyên nhân sún răng chưa được biết rõ. Người ta cho rằng phần lớn do thiếu vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác. http://tuvanrangmieng.vn/got-cat-xuong-ham/



Thường gặp ở những trẻ biếng ăn hoặc ăn không đa dạng các loại thực phẩm. Tuy răng sún không gây đau và không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn nhưng thường trẻ này hay bị trêu nên ngại khi cười nói, vì vậy có tâm lý nhát hơn các trẻ khác. Nếu nhổ bỏ sớm răng sún, sau này răng vĩnh viễn mọc sẽ bị xô lệch, khểnh hoặc vẩu. Vì vậy, không cần nhổ răng sún mà cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ. http://matdanrangsuveneer.com/hieu-suat-cat-got-xuong-ham.html

Kể cả khi răng bị sún vẫn cần chải răng hằng ngày để phòng sâu các răng khác. Cần cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ các vi chất và khoáng chất cần thiết cho răng chắc khỏe như các loại thực phẩm giàu canxi, kẽm, chất sắt, selen, vitamin nhóm B, C... Kết hợp cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng rất quan trọng, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D để trẻ không bị còi xương. 

Đây là yếu tố quan trọng để trẻ có cấu tạo khung xương nói chung và cung hàm rộng, đủ chỗ cho răng mọc không bị khấp khểnh. Nếu thấy răng vĩnh viễn mọc xấu, không đều, cần cho trẻ khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn nắn chỉnh sớm

Mẹ trẻ cần biết trẻ mọc răng sữa thứ tự ra sao?

Thông thường những chiếc răng đầu tiên sẽ mọc trong khoảng bé được 6 tuổi tới 1 tuổi. Nhưng cũng có trường hợp bé mọc răng rất sớm, trước khoảng thời gian thông thường. Có trường hợp mọc sớm thì cũng có trường hợp bé mọc răng chậm, dù đã hơn 1 tuổi nhưng bé vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sắp mọc răng và cũng chưa có chiếc răng nào nhú mọc.

Điều này các mẹ không cần phải lo lắng nhiều vì rất có thể nó chỉ do nguyên nhân cấu trúc răng hoặc do di truyền nên bé chậm mọc răng hơn những trẻ cùng trang lứa mà thôi. Và dù mọc răng sớm hay muộn hoặc mọc đúng thời gian thì thứ tự các răng xuất hiện trên hàm đều như nhau, nó theo một thứ tự nhất định. Sau đây là thống kê thứ tự mọc răng sữa của trẻ mẹ cần biết mà nha khoa chỉnh nha cho trẻ http://chamsocrangtreem.vn/chinh-nha-cho-tre-em/ đưa ra để giúp mẹ có thể dự đoán trước tình trạng mọc răng của con. Từ đó có cách theo dõi cũng như chăm sóc răng miệng cho trẻ.

Khi bé được khoảng 6 tháng sẽ có những dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của chiếc răng đầu tiên. Và bé sẽ chào đón chiếc răng sữa đầu tiên nằm ở vị trí răng cửa của hàm dưới. Chiếc răng này sẽ nhú lên trong khoảng thời gian bé 6 tháng tuổi tới khi bé tròn 10 tháng tuổi.

Thông thường chiếc răng đầu tiên này sẽ gây ra cho bé nhiều đau đớn nhất, bé luôn cảm thấy khó chịu, cáu gắt, mệt mỏi và luôn quấy khóc. Vì thế mẹ cần quan tâm và để ý tới con nhiều hơn trong gian đoạn này.

au khi 2 chiếc răng cửa đầu tiên ở hàm dưới xuất hiện thì sự xuất hiện tiếp theo sẽ là 2 chiếc răng cửa ở hàm đối diện tức là hàm trên. Hai chiếc răng thỏ này sẽ xuất hiện khi bé bước vào tháng thứ 8

Khi bé được khoảng 9 tháng tới 13 tháng thì 2 chiếc răng cửa phía trên của hàm trên sẽ tiếp tục nhú mọc.

2 chiếc răng cửa hàm dưới sẽ mọc sau đó khi bé bước vào tháng tuổi thứ 16

Sau khi răng cửa mọc gần như đầy đủ thì răng hàm sẽ bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên, đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa.

Răng hàm trên mọc rồi thì răng hàm dưới cũng sẽ mọc. 2 chiếc răng tiếp theo xuất hiện là 2 chiếc răng hàm dưới có vị trí đối diện với 2 chiếc răng của hàm trên. 2 chiếc răng này sẽ xuất hiện vào khoảng tháng tuổi thứ 18 của bé con.

Khi bé được khoảng 22 tháng tuổi thì 2 chiếc răng nanh hàm trên bắt đầu nhú mọc lấp đầy chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm.

2 răng nanh hàm dưới tiếp tục xuất hiện sau khi 2 răng nanh hàm trên mọc đầy đủ

Hàm dưới sẽ tiếp tục được lấp đầy bởi 2 răng hàm cuối cùng.

Khi 2 răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của 2 răng hàm cuối cùng của hàm trên. Vậy thì rang ham cua tre co thay khong http://chamsocrangtreem.vn/rang-ham-cua-tre-co-thay-khong/  còn phải xem là răng trẻ giai đoạn sữa hay là vĩnh viễn.

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sẽ kết thúc khi trẻ bước vào tháng tuổi thứ 30. Để chuẩn bị tâm lý cũng như để chuẩn bị tốt cho cách chăm sóc răng miệng của con thì các mẹ nên tìm hiểu thứ tự mọc răng sữa của trẻ nhé.

Được tạo bởi Blogger.