Hiển thị các bài đăng có nhãn tuy-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Điều trị tủy nha có ảnh hưởng gì không ?

Bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở nha khoa nếu có dấu hiệu của răng bị tổn thương như sâu răng, sứt mẻ… mà có nguy cơ gây viêm nhiễm tủy.


>>nhổ răng sữa cho bé đúng cách

Điều trị tủy nha là một kỹ thuật khá phức tạp vì thế việc nhiều người lo lắng việc nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng không là điều khó tránh khỏi.

Khi nào nên điều trị tủy nha?



Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bạn bị viêm tủy đó là những cơn đau nhức kéo dài, vừa đau vừa buốt nhưng có thể cũng chỉ đau thôi chứ không buốt, đầu tiên có thể chỉ là những cơn đau nhẹ sau đó lan dần ra các vùng xung quanh và lên đầu, sau đó đau có theo nhịp đạp của mạch. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc có thể do kích thích từ bên ngoài, thay đổi áp suất, tuy nhiên khi cơn đau chấm dứt bạn lại cảm thấy thoải mái bình thường.

Đau tủy răng là một trường hợp cấp cứu tại nha khoa, nhiều trường hợp bệnh nhân thấy dấu hiệu những cơn đau thường tự mua thuốc về tự uống, nhưng đa phần đều không có tác dụng. Khi bạn ăn nhai vào những răng có tủy bị viêm, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau buốt ngay và còn thêm cảm giác răng bị lung lay nữa. Tủy răng khi bị viêm cần phải điều trị ngay, nhưng thực tế có rất nhiều người chủ quan cho rằng nó có thể tự khỏi, tuy nhiên tủy bị viêm nặng sẽ gây ra áp xe răng, tiêu xương hàm xung quanh răng, có thể làm mất răng.

Những bệnh nhân bị viêm tủy răng có thể sử dụng thuốc giảm đau ngay tại nhà, nhưng phải chú ý đến những tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung.


Điều trị tủy nha có ảnh hưởng gì không?

Điều trị tủy nha có ảnh hưởng gì không phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố kỹ thuật thực hiện của cơ sở nha khoa mà bạn lựa chọn. Bởi vì những dụng cụ điều trị cũng có thể là nguyên nhân lây lan vi khuẩn nhiễm bệnh ra xung quanh. Lấy tủy răng trên thực tế là bước gần như cuối cùng phải thực hiện, rất nhiều trường hợp tủy răng không được điều trị rút ra kịp thời gây viêm nhiễm và phải nhổ răng.


Khi lấy tủy răng, bệnh nhân phải chấp nhận việc rửa sát khuẩn sạch ống tủy viêm bằng hóa chất chuyên khoa. Những loại hóa chất này có thể ảnh hưởng đến răng một chút những không nguy hiểm. Trước khi điều trị tủy nha bác sĩ sẽ kiểm tra thật cận thận để có thể tư vấn cho bạn phương pháp thực hiện tốt nhất.

Việc điều trị tủy răng chắc chắn sẽ tác động đến những dây thần kinh cảm giác ở chân răng nên sẽ gây ra cảm giác đau nhức và ê buốt khi thực hiện, nhưng trước khi thực hiện bác sĩ sẽ gây tê để giảm đau cho bệnh nhân. Trong trường hợp nếu bác sĩ thực hiện rút tủy không sạch hoặc không thực hiện đúng kỹ thuật có thể để lại những biến chứng nguy hiểm về sau cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung.

Nếu sau khi rút tủy xong bệnh nhân vẫn bị những cơn đau nhức thường xuyên, ê buốt kèm theo đó là trên răng xuất hiện một phần mô trắng lồi lên, khi ấn vào có chất nhầy màu trắng, đôi khi không thấy gì.

Tất cả những dấu hiệu trên đều là biểu hiện của việc răng chưa được lấy tủy hoặc lấy tủy không đảm bảo kỹ thuật, gây nhiễm trùng và tạo ra ổ mủ quanh răng.

Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, bệnh nhân có thể tự mua thuốc về uống để giảm đau, nhưng trong nhiều trường hợp bác sĩ thường đưa ra lời khuyên không nên sử dụng thuốc vì sẽ có biến chứng:

+ Bệnh nhân sẽ không thể khỏi hoàn toàn, mà chỉ có thể giảm đau trong một thời gian ngắn.


+ Bệnh nhân không được rút sạch tủy, nhiễm trùng rất dễ phát đi phát lại nhiều lần và làm ổ mủ trong xương hàm ngày càng lớn và lâu dần sẽ ảnh hưởng đến những răng bên cạnh sau đó lan sang toàn hàm.

Điều trị vấn đề về tủy răng sữa cho trẻ em ưu tiên độ an toàn

Trẻ bắt đầu mọc răng từ giai đoạn được 7 - 9 tháng và đến khoảng tháng thứ 30 trẻ sẽ mọc đầy đủ cả hàm răng sữa. Chăm sóc răng cho trẻ trong thời kì này là rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này của bé, vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm đến giai đoạn này của trẻ. Trẻ em nếu thiếu sự quan tâm chăm sóc đúng cách của cha mẹ thường bị mắc các bệnh về răng miệng.


Khi trẻ vừa 6 tuổi, răng hàm vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc. Đó là răng số 6 (răng cối lớn thứ I). Bắt đầu từ lúc này những chiếc răng sữa xinh xắn sẽ tuần tự được thay thế bằng các răng vĩnh viễn.

Như vậy, khoảng thời gian kể từ 6 đến 12 tuổi là giai đoạn trẻ có bộ răng hỗn hợp (gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn.)


Kỹ thuật nha khoa cơ bản dành cho trẻ em.
Để có bộ răng sữa và răng vĩnh viễn sau này đẹp cần có sự hợp tác tốt của phụ huynh, của bé và của bác sĩ nha khoa. Chăm sóc răng trẻ từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên là điều cần thiết. Giai đoạn răng sữa này nếu phụ huynh đưa trẻ khám định kỳ thường xuyên, nha sĩ sẽ bôi gel flour vào bề mặt răng của trẻ. Gel Flour có tác dụng tăng cường sự vững chắc cho men răng và hạn chế sự tiến triển của sâu răng.

– Trám Sealant: Được gọi là trám bít hố rãnh. Những răng hàm cấu trúc mặt nhai thường hố rãnh nhiều. Ngay cả khi trẻ chải răng, súc miệng kỹ nhiều khi cũng không lấy sạch được đồ ăn đọng lại. Để khắc phục, nha sĩ sẽ trám bít những hố rãnh trên mặt nhai. Sealant góp phần giảm sâu răng. rất đáng kể ở những răng hàm trẻ mọc khi 6 tuổi (răng số 6).

– Phát hiện và ngăn chặn những thói quen xấu.
– Việc đưa trẻ tới nha sĩ định kỳ không chỉ điều trị những vấn đề về sâu răng nhiễm trùng, mà còn phát hiện ra những thói quen, tật xấu của trẻ như: mút môi, cắn ngón tay, bú bình, cắn môi…để kịp thời can thiệp trước khi ảnh hưởng đến xương hàm sau này.

Việc mất răng sữa sớm sẽ làm cho răng số 6 bị di về phía gần dẫn đến thiếu chỗ cho những răng vĩnh viễn sau này mọc lên, do đó bộ răng vĩnh viễn sau này lệch lạc, chen chúc. Giai đoạn này trẻ rất cần sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

www.google.jo/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/
Được tạo bởi Blogger.