Hiển thị các bài đăng có nhãn sau-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Trẻ bị sâu răng hàm làm sao để hết nhức?

Có dấu hiệu đau răng kéo dài, mức độ đau gia tăng, răng ê buốt khi ăn nhai thì rất có nguy cơ con của chị đã bị viêm tủy. Đây là một giai đoạn nặng của sâu răng, có thể dẫn đến mất răng nếu không có biện pháp can thiệp sớm. Do đó, tốt nhất chị nên đưa cháu đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị nhé. Tại đây, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, nhằm ngăn chăn bệnh lý phát triển nghiêm trọng hơn, giúp cháu giảm đau hiệu quả.

Nếu trẻ bị sâu răng hàm không được chữa trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và phá hủy toàn bộ lớp vỏ ngoài của răng, nhiễm vào tủy răng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: răng bị đau nhức kéo dài, viêm lợi, áp xe chân răng, nhiễm trùng răng và thậm chí là mất răng.
Sâu răng hàm là một loại bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt thường gặp xảy ra ở những trẻ nằm trong độ tuổi từ 6 – 8. Đây là căn bệnh làm phá hoại cấu trúc của răng, gây răng những tổn thương trên bề mặt răng. Dấu hiệu để nhận biết là những lỗ nhỏ li ti có màu trắng hoặc nâu đen trên mặt nhai của răng và quanh thân răng.

Thời gian đầu khi trẻ bị sâu răng hàm thì hầu như chiếc răng không có biểu hiện gì bất thường, hoặc có thì răng cũng chỉ bắt đầu hơi đổi màu mà thôi. Sau khoảng 1 – 2 năm, răng bị nhiễm bệnh bắt đầu biến đổi thành màu nâu hoặc đen. Lúc này, lỗ sâu đã xuất hiện, trẻ thường cảm thấy đau nhức – ê buốt – khó chịu khi ăn nhai vì bị thức ăn mắc kẹt vào.



Bạn nên đưa trẻ đi đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị nếu phát hiện trẻ bị sâu răng hàm.

Ngoài ra, chị có thể sử dụng các mẹo nhỏ dưới đây để giúp giảm bớt tình trạng đau nhức, khó chịu khi trẻ bị sâu răng hàm.

Súc miệng bằng nước muối ấm: Chị hãy pha một ít muối biển với nước ấm. Sau đó, cho cháu ngậm trong vòng 3 – 5 phút để sát trùng, giảm đau do sâu răng. Các thành phần có tính sát trùng trong muối sẽ giúp trẻ giảm nhanh những cơn đau nhức, viêm nhiễm từ các khu vực bị ảnh hưởng.

Sử dụng hỗn hợp tỏi và húng quế: Chị có thể dùng vài nhánh tỏi và giã nát cùng với vài lá húng quế. Sau đó, dùng hỗn hợp này đắp lên chiếc răng sâu của trẻ, hoặc có thể vắt lấy nước rồi nhỏ vào lỗ sâu để giúp giảm cơn đau.

Lá hẹ: Chị giã nhuyễn một ít lá hẹ, rồi lấy đắp vào chiếc răng bị sâu. Cách này có thể giúp giảm đau nhanh, kháng viêm và giảm sưng lợi của trẻ rất tốt.

Lá hẹ giã nhuyễn và đắp vào vùng răng bị sâu sẽ giúp trẻ giảm đau nhanh chóng.

Trẻ bị sâu răng hàm là bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ không quan tâm đến vấn đề này. Chính vì thế, Nha khoa KIM khuyến cao các bạn nên chú ý hơn đến việc chăm sóc răng miệng của con trẻ, nhằm giúp trẻ có thể phát hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Phòng bệnh sâu răng phải làm sao cho hiệu quả?

Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên: Đánh răng hàng ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Vệ sinh răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa sâu răng. Khi đánh răng đúng cách, ta có thể loại bỏ những cặn bẩn, các chất ngọt còn bám lại trên răng, làm cho vi khuẩn sâu răng không có môi trường để tạo thành acid phá hủy răng.

Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 10 (http://dieutrirangsau.com/dia-chi-nha-khoa-nao-tot-nhat-tai-quan-10)
Địa chỉ nha khoa uy tín tại Tân Bình (http://dieutrirangsau.com/dia-chi-nha-khoa-uy-tin-tai-tan-binh)

Sâu răng được hình thành bởi sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như: vi khuẩn sâu răng, chất đường, tinh bột và thời gian. Nếu ngăn ngừa được từ những bước đầu tiên, chúng ta có thể tránh khỏi bệnh lý răng miệng này. Vậy phòng bệnh sâu răng phải làm sao? Sau đây là những cách đơn giản nhất:

Dùng thêm các loại nước diệt khuẩn, nước muối sát trùng, chỉ nha khoa để có thể loại bỏ hoàn toàn các chất cặn, thức ăn còn bám lại trên kẻ răng mà bàn chải không thể tìm đến. Sử dụng các loại bàn chải lông mềm tránh làm tổn thương răng , nên thay mới bàn chải 3 tháng/lần để vi khuẩn có hại không thể sinh sôi, phát triển.

Ăn uống hợp lí, cân bằng đầy đủ các chất cần thiết cho răng: Ăn những loại thức ăn chứa nhiều vitamin A, D có trong rau củ quả, chất sắt, bơ, canxi có trong thịt cá, thực phẩm chứa nhiều magie, chất xơ, các loại đậu, trà xanh,…

Phòng bệnh sâu răng phải làm sao? – Ăn nhiều rau củ cũng là một biện pháp hiệu quả.

Bổ sung thêm flour có tác dụng làm chắc răng: Có thể bổ sung theo nhiều cách khác nhau như uống nước muối flour, viên flour hoặc vitamin flour có hàm lượng theo từng độ tuổi xác định. Ngoài ra, trong kem đánh răng cũng chứa flour, thường xuyên đánh răng cũng có thể bổ sung flour hàng ngày cho răng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều flour, vì sẽ khiến men răng nhanh bào mòn.

Trám bít các lỗ, rảnh trên bề mặt răng: Cách này giúp cho răng không có kẻ hở kín nào để thức ăn và các chất ngọt bám vào, hạn chế được sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu được vấn đề phòng bệnh sâu răng phải làm sao, cần thay định kỳ vì lớp trám dễ bị bong tróc theo thời gian.

Thăm khám răng miệng thường xuyên: Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa có uy tín để bác sĩ dễ theo dõi tình trạng răng miệng của bạn thường xuyên. Nếu cần thiết, có thể sử dụng một số biện pháp hợp lí, giúp bạn phòng chống sâu răng hiệu quả, an toàn.

Trên là một số phương pháp để giải đáp cho vấn đề phòng bệnh sâu răng phải làm sao. Bạn có thể kết hợp các cách trên với việc sống lành mạnh, ăn uống điều độ, không dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… hạn chế ăn uống các loại thức ăn chứa nhiều chất ngọt, tinh bột, các loại có tính axit cao.

Bạn hãy đến trực tiếp Nha khoa KIM để được các bác sĩ tại đây thăm khám và tư vấn, đồng thời đưa ra một số biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu muốn được tư vấn thêm về vấn đề “phòng bệnh sâu răng phải làm sao?”, bạn có thể gọi đến hotline 19006899 để được giải đáp tận tình nhé.

www.google.cat/url?q=http://dieutrirangsau.com/

Mới nhổ răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Có một vài điều bạn cần phải lưu ý sau khi chiếc răng của bạn bị nhổ bỏ. Khi răng mất đi thì phần khoảng trống để lại sẽ được lấp đầy bởi máu, tạo thành một cục máu đông. Để phục hồi tốt, bạn cần duy trì một chế độ ăn uống với thực phẩm mềm để tránh gây ảnh hưởng đến cục máu đông này. Đây chính là lý do bạn cần nắm rõ mới nhổ răng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trị sâu răng bao nhiêu tiền (http://dieutrirangsau.com/chua-sau-rang-bao-nhieu-tien/)
Răng bị sâu đen phải làm sao (http://dieutrirangsau.com/rang-bi-sau-den-phai-lam-sao/)

Răng sau khi nhổ cần phải được chăm sóc đặc biệt, và phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Vậy mới nhổ răng nên ăn gì, kiêng ăn gì, ăn thế nào và vệ sinh ra sao sau khi ăn? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để có cho mình một chế độ ăn uống khoa học.

Quãng thời gian hồi phục sau khi nhổ răng chiếm từ 1-2 tuần. Khung thời gian cho các loại thực phẩm cụ thể mà bạn có thể ăn sẽ khác nhau tùy thuộc vào quá trình và vị trí nhổ răng của bạn (răng cửa, răng hàm nhỏ, răng khôn..). Hầu hết các ca nhổ răng đều hạn chế ăn thức ăn trong 24h đầu tiên vì vậy bạn cần biết chắc mới nhổ răng nên ăn gì để không tự gây khó khăn cho chính bản thân mình.
1. Mới nhổ răng nên ăn gì?

Đây là danh sách một số loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi mới nhổ răng nên ăn gì của bạn.

Súp – khoai tây nghiền – khoai lang nghiền – trứng – táo xay – bánh – bột yến mạch – mì ống – sữa chua và các thực phẩm mềm tương tự đều chấp nhận được.

Những đồ uống lỏng như sinh tố – nước ép trái cây – nước ép rau – thức uống chứa protein cũng là lựa chọn tốt. Các bạn vẫn lưu ý là tránh đồ nóng và lạnh cũng như đồ quá nhiều gia vị. Hãy chắc chắn đồ ăn hay đồ uống luôn ở nhiệt độ ấm vừa phải vì vị trí nhổ răng rất nhạy cảm với nhiệt độ khắc nghiệt trong 24-48 giờ đầu tiên.




Thịt gia cầm – thịt bò – thịt heo – cá…vẫn có thể ăn được sau khi nhổ răng. Vấn đề quan trọng là bạn chuẩn bị thế nào. Bạn có thể ăn hầu hết các phần thịt mềm nhưng hãy chắc chắn là chúng được cắt miếng nhỏ để không phải dùng lực nhai quá nhều. Nên sử dụng những món hầm nhừ hoặc xay nhỏ thịt, tôm cùng rau xanh để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nhìn chung, bạn vẫn có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chỉ có điều bạn ăn chúng sau khi được chế biến như thế nào mà thôi.
2. Mới nhổ răng nên tránh ăn gì?

Không ăn các đồ ăn lỏng nóng như súp, trà, cafe vì nhiệt có thể hòa tan các cục máu đông và khiến cho xương tiếp xúc với thực phẩm hay đồ uống, gây ra đau đớn. Sau 24h đầu tiên, bạn có thể ăn các thức ăn mềm như bún, mỳ, thạch, pho mát, bánh và một số loại nước sốt.

Tránh ăn các thực phẩm dễ tạo thành các vụn nhỏ trong khoang miệng như khoai tây chiên, bánh quy, thực phẩm hạt rắc. Các mảnh thức ăn có thể rơi vào khoảng trống răng bị nhổ và gây nhiễm trùng. Tránh những thực phẩm cứng hoặc dai có thể ảnh hưởng phần chân răng vừa nhổ.



Bạn cũng nên tránh nhai thức ăn ở vùng nhổ răng vì tăng rủi ro làm tan cục máu đông cũng như tránh ăn cay. Không uống bằng ống hút và uống rượu ngày đầu tiên sau khi nhổ răng.

Sau khi ăn, bạn muốn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ nhưng hãy chắc chắn không cọ trực tiếp lên phần nhổ răng. Sử dụng một miếng gạc sạch và ướt để lau nhẹ nhàng. Bạn nên đến gặp nha sĩ nếu thấy dấu hiệu nhiễm trùng – nghĩa là cơn đau trở nên tệ hơn, chảy máu kéo dài hơn 4 giờ, sưng đỏ và bị sốt.

Được tạo bởi Blogger.