Hiển thị các bài đăng có nhãn han-rang-tham-my. Hiển thị tất cả bài đăng

Ưu nhược điểm của vật liệu hàn răng amalgam

Amalgam là loại vật liệu trám được sử dụng lâu đời , có trên 100 năm tuổi. Đây là một hỗn hợp của các phân tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng… Nếu được sử dụng đúng kĩ thuật và chỉ định thì miếng trám Amalgam không chỉ tiết kiệm chi phí hơn mà còn cứng, chắc và bền hơn rất nhiều so với các loại vật liệu khác.



1. Tìm hiểu về vật liệu hàn răng amalgam



Hiện nay, hàn răng không còn là phương pháp nha khoa mới mẻ hay xa lạ, mà nó được chỉ định trong rất nhiều tình trạng khác nhau của răng như: Răng sâu, sứt, mẻ… Khi quyết định hàn răng, nếu muốn tiết kiệm chi phí, có thể lựa chọn loại vật liệu amalgam.

Theo những nghiên cứu của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì cho đến nay Amalgam vẫn là vật liệu trám răng vô cùng an toàn, sử dụng Amalgam cũng không gây ra bất kì phản ứng bất lợi nào đối với sức khỏe.

Trước đây, amalgam được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, tuy nhiên hạn chế lớn của amlgam chính là nó có màu xám bạc, không tương đồng với màu sắc của răng thật nên không đem lại tính thẩm mỹ cho răng cần trám. Bởi vậy, amalgam dần được thay thế bằng những loại vật liệu hàn trám thẩm mỹ khác như: composite…
2. Ưu, nhược điểm của hàn răng amalgam

Xét về ưu điểm, amalgam có rất nhiều điểm nổi bật so với các loại vật liệu hàn trám khác, cụ thể là:

– Amalgam vô cùng bền chắc, có thể tồn tại khá lâu mà không dễ bị sứt, mẻ bởi các đồ ăn cứng.

– Amalgam dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các xoang to hoặc ở những nơi chịu áp lực lớn như mặt nhai của răng.

– Hàn răng bằng amalgam có chi phí tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nên cũng thường xuyên được khuyên dùng và chỉ định.

Tuy nhiên, amalgam cũng có rất nhiều nhược điểm, và nhược điểm của nó chính là có màu xám bạc, không giống với màu sắc răng thật nên không thích hợp với trám răng cửa và những trường hợp cần trám răng cửa hoặc trám răng thẩm mỹ mà chỉ được chỉ định để trám răng hàm.

Ngoài ra, Amalgam cũng có khả năng dẫn nhiệt tốt, bởi vậy nó có thể gây ra những ảnh hưởng, sự nhạy cảm đối với những khi ăn nhai thức ăn nóng và lạnh.

Cũng như nhiều phương pháp hàn trám răng khác, để hàn răng bằng amalgam có được kết quả lâu dài , cần đặc biệt chú ý đến quá trình chăm sóc răng miệng sau khi hàn bằng cách: Không ăn nhai trong vòng 2 giờ sau đó, hạn chế các loại thức ăn cần lực nhai lớn, thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên để các nha sĩ có thể thăm khám và kiểm tra tình trạng của vết hàn.

Hàn đóng kẽ răng thưa bằng composite có bền không ?

Để điều trị thẩm mỹ cho hàm răng thưa có thể áp dụng bằng một trong ba phương pháp: Trám răng thẩm mỹ, bọc mão răng sứ, chỉnh nha niềng răng. Niềng răng là phương pháp duy nhất không mài răng, không xâm lấn, chỉ khắc phục sự sai lệch trong mọc răng bằng cách di chuyển răng đến vị trí sát khít nhau. 



Hiện nay, composite là một trong những chất liệu hàn trám răng phổ biến nhất. Tuy nhiên, hàn đóng kẽ răng thưa bằng composite có bền hay không là mối quan tâm của không ít khách hàng bởi không chỉ chất lượng và việc duy trì lâu dài cũng được coi là một trong những tiêu chí đánh giá một phương pháp hàn răng có tốt hay không?

Tuy nhiên, niềng răng mất khá nhiều thời gian mới có thể đạt được kết quả với mức chi phí khá tốn kém. Chụp răng sứ là tạo hình một thân răng mới có tỷ lệ khác với răng thật hiện tại, để chụp lên cùi răng thật. Hai chụp răng mới sẽ sát khít nhau mà không cần phải di chuyển răng mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều răng thưa thì bọc răng sứ chi phí sẽ khá cao và phải mài nhiều răng thật để làm trụ răng, ít nhiều xâm lấn gây ê nhức cho răng.



1. Hàn đóng kẽ răng thưa bằng composite có bền không?

Trong nha khoa composite được sử dụng như một chất thay thế mô răng bởi các đặc tính: màu sắc gần giống màu răng thật nên không bị lộ khi giao tiếp, chống chịu được sự mài mòn, độ nén chịu lực và đặc biệt là không độc cho cơ thể, thời gian thao tác nhanh, dưới nhiệt độ thường. Hàn đóng khe thưa bằng vật liệu composite thẩm mỹ giống như màu răng của bạn, tức là hàn cho mỗi răng bên cạnh khe thưa to ra một chút. Hàn đóng kẽ răng thưa bằng composite rất nhẹ nhàng không phải mài răng và thường áp dụng cho những khe thưa nhỏ hơn 2mm. Độ bóng mang lại vẻ thẩm mỹ cho răng trên bề mặt lớp composite.

Tuy nhiên, độ bền của hàn composite không cao, chỉ sau một thời gian composite có thể bị đổi màu. Composite cũng là chất liệu dễ bị bong và sứt mẻ khi bị tác động lực mạnh hoặc kích thích bởi nhiệt độ. Do đó, thời gian duy trì của hàn đóng kẽ răng thưa composite bền nhất cũng có thể duy trì được vài năm. Ngoài ra, độ bền của vết hàn đóng kẽ phụ thuộc vào hai yếu tố là chất liệu sử dụng và trình độ đóng kẽ của bác sỹ. Nếu khả năng hàn trám của bác sỹ điêu luyện sẽ giúp hạn chế được những yếu tố hạn chế mà kỹ thuật hàn trám thông thường hay gặp phải, giúp phát huy được những ưu điểm của chất liệu trám, duy trì độ bền chắc tốt hơn, mang đến hiệu quả đóng kẽ răng thưa bằng composite tốt nhất.

2. Đóng kẽ răng thưa bằng composite nhờ công nghệ Laser Tech

Công nghệ trám răng thẩm mỹ Laser Tech mà Nha khoa áp dụng là phương pháp sử dụng tia laser kết hợp với vật liệu trám percha có tính tương tích cao làm tăng độ kết dính, bền chắc của miếng dán gấp chục lần mà mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Kỹ thuật trám răng giúp phục hình răng đều đẹp nhanh gọn mà không cần thực hiện các kỹ thuật nắn chỉnh phức tạp khác.

Công nghệ tiến tiến này giúp hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng như bọc răng sứ, không làm thay đổi cấu trúc răng hay tác động đến xương hàm. Dưới tác dụng của năng lượng laser, chất liệu trám được kích thích tạo chân bám cố định, không co rút hoặc bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nóng lạnh, sẽ bền chắc hơn nhiều so với sử dụng công nghệ bình thường bằng cách chiếu đèn halogen. So với những phương pháp đóng kẽ răng thưa bằng composite khác thì công nghệ Laser Tech vượt trội hơn hẳn vì có thể giữ cho miếng dán được bền lâu, không bị bong ra và có chức năng chịu lực tốt.


Chất liệu trám đảm bảo tính thẩm mỹ, hoàn toàn không lộ, không bong tróc hay ảnh hưởng đến men răng mà vẫn đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường.

Được tạo bởi Blogger.