Nguyên nhân gây hô răng ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng hô răng như nguyên nhân về di truyền, nguyên nhân về chấn thương, nguyên nhân về bất hài hoà hệ thống thần kinh cơ hay do các thói quen xấu của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thói quen xấu của trẻ có thể dẫn đến tình trạng răng hô, là nhóm nguyên nhân dẫn đến răng hô hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bố mẹ trẻ có hiểu biết về vấn đề này.

Thói quen mút ngón tay



Mặc dù hầu hết những đứa trẻ bình thường đều mút ngón tay, nhưng nếu trẻ mút ngón tay một cách thường xuyên trên 6 giờ 1 ngày sẽ dẫn tới răng hô, khi trẻ chưa thay răng, thóiquen mút ngón tay ít ảnh hưởng đến bộ răng của trẻ, tuy nhiên khi trẻ bước vào thời kỳ bộ răng hỗn hợp (trẻ bắt đầu thay răng), nếu trẻ vẫn tiếp tục mút ngón tay sẽ dẫn tới tình trạng rănghô, đặc biệt nếu trẻ có thói quen mút ngón tay liên tục trong lúc ngủ thì tình trạng răng hô sẽ càng trở nên trầm trọng.
Cơ chế dẫn đến răng hô khi trẻ mút ngón tay, hay ngậm ti giả ở bộ răng hỗn hợp là do các lực tác động trực tiếp lên mặt ngoài răng cửa dưới và mặt trong răng cửa trên làm cho răng trên chìa ra trước và răng cửa dưới quặp vào trong, mặt khác các thói quen này sẽ phá vỡ trạng thái nghỉ sinh lý của môi và má, sinh ra lực tác động vào cung răng làm cho cung răng trở nên hẹp và tăng nguy cơ lệch lạc, răng hô vẩu. Mặt khác thói quen xấu này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tái phát sau khi niềng răng hô.
Biểu hiện lâm sàng của răng hô do mút ngón tay là tình trạng khớp cắn hở ở vùng răng trước (khi cắn lại các răng cửa trên và dưới không chạm vào nhau), các răng cửa trên chìa ra trước và các răng cửa dưới cụp vào trong, cung răng thu hẹp, má trẻ hóp có thể xuất hiện cắm lùi.
Để tránh tình trạng hô răng do mút ngón tay, cha mẹ phải để ý và phát hiện kịp thời, khi thấy trẻ mút ngón tay cần đưa trẻ tới các trung tâm nha khoa để được tư vấn và đưa ra giải pháp loại bỏ thói quen xấu này
Một vài giải pháp gợi ý để trẻ loại bỏ thói quen mút ngón tay bao gồm cha mẹ nói chuyện với trẻ, bôi các chất có vị đắng, cay ... vào tay của trẻ (các chật không gây độc cho trẻ), quấn vải vào đầu các ngón tay của trẻ hoặc sử dụng các khí cụ làm cho trẻ không thể với tay lên miệng để mút, lâu dần trẻ sẽ từ bỏ thói quen này.
Thói quen cắn môi dưới



Cắn môi dưới là thói quen thường gặp nhất, biểu hiện dễ nhận biết ở trẻ là có dấu răng trên môi dưới, cũng như thói quen mút ngón tay, cắn môi dưới nếu kéo dài cũng sẽ dẫn tới tình trạng răng hô
Khi phát hiện trẻ có thói quen cắn môi dưới, phụ huynh sẽ phải đưa trẻ đến trung tâm nha khoa, tại đây nếu cảm thấy cần thiết các bác sĩ sẽ lắp các dụng cụ chặn môi khiến trẻ không thể mút môi và dẫn dần sẽ loại bỏ thói quen này.
Thói quen thở miệng



Những bệnh lý vùng tai mũi họng, hay gặp nhất ở trẻ là viêm V.A sẽ dẫn đến tặc ngẽn đường hô hấp trên, làm cho trẻ phải thở bằng miệng, lâu dần tạo thành thóiquen thở miệng.
Thở miệng ngoài những tác hại lên đường hô hấp và tai mũi họng như dễ viêm họng, viêm phế quản ... thì còn gây ra tình trạng răng hô
Thói quen thở miệng kéo dài sẽ làm cho xương hàm trên kém phát triển theo chiều ngang dẫn tới hẹp hàm trên, răng mọc lệch lạc và chìa ra trước, mặt khác thở miệng làm cho hai môi không khép lại được với nhau lâu dần phát sinh tình trạng bệnh lý gọi là "khuôn mặt V.A với biểu hiện: da xanh, miệng há, răng vẩu, răng mọc lệch, môi trên bị kéo xếch lên, môi dưới dài thõng, hai mắt mở to, người ngây ngô. Thở miệng nếu không được phát hiện để điều trị kịp thời thì những biện pháp niềng răng khác chắc chắn sẽ thất bại hoặc tái phát.
Để đề phòng thở miệng, những bệnh viêm nhiễm vùng mũi họng cần được điều trị sớm và triệt để, khi phát hiện trẻ thở miệng cần đưa trẻ đến khám tại các trung tâm nha khoa hoặc trung tâm tai mũi họng để phát hiện nguyên nhân và loại trừ.

Hi vọng qua bài viết các bạn đã tìm được cách phòng răng hô cho trẻ đối với những bậc làm cha mẹ hay anh chị để phòng cho con trẻ hay em trai của mình 

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.