Làm thế nào để hết móm mà không cần niềng răng là thắc mắc của không ít người khi có ý định đến điều trị tại nha khoa KIM. Cùng tìm hiểu phương pháp chữa móm mà không cần niềng răng qua bài viết dưới đây nhé.
Nụ cười là tiêu chuẩn quan trọng để nhận diện vẻ đẹp của một con người. Nhưng với một số trường hợp hô móm, nụ cười trở thành điều xa xỉ, dễ khiến người sở hữu rơi vào cảm giác mất tự tin khi giao tiếp. Ngày nay, chuyện vượt qua nỗi mặc cảm này trở nên hoàn toàn đơn giản, thậm chí chỉ sau 1 lần phẫu thuật duy nhất.
Làm thế nào để hết móm mà không cần niềng răng
Những trường hợp phải áp dụng phẫu thuật chữa móm
Trước đây, để chữa hô, móm nhiều người hay nghĩ đến phương pháp niềng răng, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều trường hợp hô, móm sau niềng răng nhiều năm vẫn không mang lại hiệu quả như ý. Vậy tại sao có hiện tượng điều trị hô hoặc móm bằng niềng răng nhưng vẫn không hiệu quả?
Theo lý thuyết phân tích công nghệ hàm mặt hiện nay, hô và móm được phân biệt rõ ràng thành 3 loại. Và tương ứng với mỗi loại mà sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật thích hợp nhằm mang lại hiệu quả triệt để nhất trong việc điều trị. Đó là:
- Hô, móm do răng: cần áp dụng phương pháp niềng răng. Tuổi niềng răng phù hợp nhất từ 10 đến 18 tuổi.
- Hô, móm do hàm: cần áp dụng phương pháp phẫu thuật dời khối hàm một lần duy nhất
- Hô, móm do răng và hàm: cần kết hợp cả 2 phương pháp trên. Tuy nhiên, phải chọn lựa niềng răng là ưu tiên hay phẫu thuật hàm hay phối hợp cả hai.
Như vậy, một bác sĩ chuyên điều trị hô phải am hiểu để phân tích đúng nguyên nhân từ đó chỉ định đúng phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân để bệnh nhân không phải mất nhiều chi phí, thời gian mà không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Làm thế nào để hết móm ?
Khoảng 30% trường hợp hô, móm do nguyên nhân xương hàm. Do đó, chỉnh nha hay gọi niềng răng sẽ không hiệu quả đối với hô, móm do xương hàm. Phương pháp để khắc phục triệt để và nhanh nhất trường hợp hô, móm do xương là phẫu thuật hàm hô, móm một lần duy nhất – kĩ thuật như sau: căn cứ trên phim X-quang hàm mặt của bệnh nhân bác sĩ sẽ đánh giá chính xác mức độ hô hoặc móm, và tiến hành nhổ hai răng số 4, qua đó cắt cung hàm và dời lùi về sau theo đúng tỉ lệ đã đo đạc. Như vậy, ngay sau ca phẫu thuật khoảng 2h đồng hồ, về mặt cấu trúc hàm bệnh nhân hết hô, hoặc hết móm hoàn toàn 100%.
Hình ảnh sau khi áp dụng phẫu thuật chữa móm
Trong trường hợp hô kèm hở lợi quá mức thì có thể cắt xương hàm trên theo kỹ thuật Lefort I sẽ chỉnh hô và hở lợi cùng lúc. Hoặc trường hợp móm do xương hàm dưới đưa ra quá mức sẽ can thiệp bằng phương pháp BSSO dời cả phần khối hàm dưới thì mới giải quyết triệt để hiện tượng móm.
Phẫu thuật hàm hô, móm là một kỹ thuật khó và kì công đối với bác sĩ, đòi hỏi rất cao ở bác sĩ tay nghề kỹ thuật, kinh nghiệm, sự khéo léo, đặc biệt khả năng phân tích để đưa ra đúng nguyên nhân và chỉ định đúng phương pháp điều trị. Không phải bác sĩ hàm mặt nào cũng có thể thực hiện được phẫu thuật hô móm, và trong số ít bác sĩ hiểu được về điều trị hô móm thì càng hiếm bác sĩ có thể thực hiện hiệu quả thực sự. Tuy nhiên, với bệnh nhân thì quá trình hậu phẫu khá nhẹ nhàng, không đau nhiều và hồi phục nhanh chóng, hiệu quả mang lại khá ngoạn mục, và không mất nhiều thời gian.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét