Việc bọc răng sứ chính là giải pháp tối ưu để phục hình răng hư tổn, Vậy răng sứ tồn tại được bao lâu là chính xác nhất.
Răng sứ tồn tại được bao nhiêu năm còn phụ thuộc vào một số yếu tố:– Vị trí của răng: răng phía trước, răng hàm.
Vị trí răng ảnh hưởng tới ngoại lực tác động nên răng. Răng hàm chịu nhiều lực nhai nên nếu ăn nhiều đồ cứng, tuổi thọ răng sứ có thể giảm.
– Mô răng còn lại nhiều hay ít.
Đối với răng bị chấn thương gây vỡ lớn, sâu lớn, mô răng còn lại ít thì tuổi thọ của cùi răng cũng giảm. Cùi răng yếu thì răng sứ yếu. Có nhiều trường hợp, mô răng bị mất nhiều phải được gia cố bằng chốt hoặc làm cùi giả bằng kim loại.
-Kỹ thuật mài răng của bác sĩ:
Bác sĩ nhiều kinh nghiệm sẽ xử lý cùi răng tốt hơn
– Việc chăm sóc, giữ gìn của bệnh nhân
Răng sứ sau khi điều trị cũng phải được chăm sóc giống như với răng thật trong vấn đề ăn nhai cũng như giữ gìn vệ sinh.
+ Đối với răng sứ (cũng như răng thật) chúng tôi đều khuyên bệnh nhân không nên ăn cắn những đồ ăn quá cứng, quá dai hay quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi những lực tác động mạnh hoặc sự kích thích nhiệt độ đột ngột sẽ làm tổn hại cho răng.
+ Giữ gìn vệ sinh bằng việc đánh răng đúng cách hàng ngày (tham khảo thêm thông tin chi tiết về việc hướng dẫn đánh răng đúng cách tại đây) và duy trì việc cạo vôi răng định kỳ cứ mỗi 6 tháng/1 lần.
Yếu tố này đặc biệt quan trọng cho câu hỏi răng sứ tồn tại được bao nhiêu năm. Bởi vì:
* Việc đánh răng sai cách sẽ không làm tổn hại cho răng sứ, nhưng lại làm tổn hại cho nướu răng. Mà răng sứ khi điều trị, yếu tố kỹ thuật đòi hỏi răng sứ phải chui xuống nướu răng, hay nói cách khác là được nướu răng phủ lên một phần nhất định. Mục đích của việc này là để có sự liên kết chặt chẽ giữa răng sứ và nướu răng để bảo vệ cùi răng ở bên trong được tốt nhất.
Việc đánh răng sai cách sẽ làm cho nướu răng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng tụt nướu. Khi nướu bị tụt thì sẽ làm cho cùi răng bị lộ ra ngoài. Lúc này, chất lượng của cùi răng sẽ bị tổn hại. Và nếu cần thiết, trong trường hợp này, răng sứ phải được thực hiện lại để liên kết với nướu răng theo một hình thái mới.Đánh răng sai cách sẽ làm cho nướu bị tổn thương, không còn ôm khít sát lấy răng sứ nữa. Đối với răng thật, việc đánh răng sai cách sẽ làm cho nướu răng bị tụt, từ đó làm cổ răng bị mòn
* Việc lấy vôi răng định kỳ cũng mang ý nghĩa tương tự. Bởi vôi răng bám dính lâu ngày sẽ làm cho nướu răng bị viêm, bị tụt; thậm chí vôi răng còn là nguyên nhân dẫn đến hệ thống nha chu – là yếu tố giữ cho răng cứng chắc. Khi nha chu viêm, sẽ làm cho cù răng thật ở phía trong răng sứ bị lung lay.
Nướu răng bị viêm do vôi răng bám dính cũng chính là một nguyên nhân quan trọng làm giảm độ bền sử dụng của răng sứ/răng thật
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét