Theo một nghiên cứu gần đây thì tỉ lệ trẻ em từ 4-12 tuổi bị sâu răng rất cao và các bậc cha mẹ thường có quan niệm răng sữa thì không quan trọng nhưng trên thực tế thì khi răng sữa bị tác động hoặc bệnh lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Trẻ em có nên trám răng
Ở lứa tuổi từ 6-12 tuổi, răng 6, 7 đã mọc và mặt nhai của răng có nhiều hố rãnh nên khó làm sạch bằng bàn chải, thức ăn đọng lại tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bám phát triển và hình thành sâu răng. Răng hàm số 6 và số 7 là những răng đóng vai trò quan trọng trong bộ răng vĩnh viễn sau này, do đó việc nhổ răng cũng nên được cân nhắc thực sự kỹ lưỡng.
Ở trẻ em chỉ nhổ răng trong trường hợp không thể bảo tồn. Đối với trường hợp răng sâu nặng nhưng vẫn có thể bảo tồn thì hàn trám răng sâu là điều cần thiết. Tại sao? Răng sữa tuy không phải là răng vĩnh viễn những vẫn đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai, đặc biệt hỗ trợ cho bé ăn dặm tốt hơn. Răng sữa cũng đóng vai trò quan trọng giúp cho trẻ phát âm tốt hơn.
Nhổ răng sữa cho bé nguy hiểm không
Việc mất răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn sau này, khiến cho răng mọc không đều khít trên cung hàm mà khấp khểnh, thậm chí mọc ngược. Sự rụng răng sai lịch có thể là nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong mọc răng vĩnh viễn về sau, do mầm răng vĩnh viễn không được định hướng bởi răng sữa tại vi trí đó.
Với trường hợp răng sữa bị sâu nặng dẫn đến viêm nhiễm tủy thì cần được điều trị nội nha lấy tủy trước khi tiến hành hàn trám. Đây là cách điều trị tốt nhất khi tủy răng bị viêm nhiễm.
Quy trình trám răng sâu cho bé được thực hiện như thế nào?
Quy trình trám răng cho bé cũng tương tự như đối với người lớn nhưng có thể thời gian trám sẽ lâu hơn một chút. Nếu được thực hiện bởi nha sỹ có chuyên môn và kỹ thuật tốt thì hoàn toàn không gây đau nhức cho bé. Thao tác hàn trám răng khá đơn giản và hoàn thành trong vòng 20 phút nên khá nhẹ nhàng.
Thao tác đầu tiên, nha sỹ sẽ tiến hành nạo sạch vết răng sâu bằng một dụng cụ đặc biệt, tiếp theo sẽ làm sạch bề mặt hố rãnh bằng chổi và bột đánh bóng. Nha sỹ sẽ xử lý bề mặt răng bằng một loại dung dịch để làm tăng độ bám dính của chất trám bít và cuối cùng là đặt chất trám bít lên bề mặt hố rãnh, tạo hình chính xác và chất trám bít sẽ tự cứng nếu là loại hóa trùng hợp hoặc chiếu đèn halogen, laser để đông cứng vết trám nếu là loại quang trùng hợp.
Hiện nay, việc thực hiện hàn trám răng đều được thực hiện với công nghệ Laser Tech mới nhất của Pháp, đảm bảo hiệu quả cao. Công nghệ mới giúp tăng cường các chân bám li ti vào bề mặt răng, nhờ đó mà vết trám có độ bền cao hơn. Đặc biệt, trám răng tại Nha khoa KIM đều được thực hiện bởi các nha sỹ giàu kinh nghiệm nên hoàn toàn không gây đau nhức cho bé nên bạn có thể yên tâm.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét