Tram rang sau voi vat lieu composite

Tram rang sau thường được sử dụng khi răng có hiện tượng bị sâu và nứt vỡ không nghiêm trọng, có thể phục hồi lại được bằng phương pháp trám răng. Quy trình trám răng sâu  với composite đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao từ phía bác sỹ cũng như sự hỗ trợ từ máy móc tân tiến để đạt đến kết quả thẩm mỹ nhất.

Trám răng là phương pháp điều trị nha khoa phục hồi được sử dụng để sữa chữa răng bị sứt mẻ nhẹ, sâu răng hoặc mòn men nhẹ. Vật liệu trám răng quen thuộc trước đây là amalgam, bạc có nhiều điểm yếu về mặt thẩm mỹ. Hiện tại, vật liệu trám phổ biến là composite hoặc inlay/onlay sứ. Tuy nhiên, composite được lựa chọn thường xuyên hơn nhờ màu sắc tự nhiên cũng như chi phí hợp lý, độ bền tương đối cao. Quy trình trám răng sâu  với composite đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao từ phía bác sỹ cũng như sự hỗ trợ từ máy móc tân tiến để đạt đến kết quả thẩm mỹ nhất.
Tại nha khoa KIM, quy trình trám răng được thực hiện bởi đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao và ứng dụng công nghệ Laser Tech hiện đại.
Light-curing-a-composite-restoration
Quá trình làm đông cứng vật liệu composite thẩm mỹ tại KIM với Laser Tech

Quy trình trám răng sâu Laser Tech tại nha khoa KIM

1. Sửa soạn răng hỏng:

Răng sâu cần được loại bỏ phần răng đã bị phân rã. Trước khi thực hiện nạo bỏ khoang sâu, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng, đảm bảo quá trình làm thủ thuật không đau, hoàn toàn êm ái.

2. Vệ sinh răng trước khi trám răng:

Làm sạch miếng trám cũ, phần răng sâu bị phân rã, sửa soạn răng
Composite không thể dính chặt vào cấu trúc răng đúng cách nếu có mảnh vỡ hoặc mảng bám hiện diện trên bề mặt và trong khoang răng. Bên cạnh đó, việc để sót lại mảng bám hoặc mảnh vỡ phân rã sẽ rất bất cập vì khiến vi khuẩn mắc lại trong khoang trám, làm hỏng răng từ bên trong. Vì vậy, răng sẽ được làm sạch và đánh bóng cẩn thận.

3. Lựa chọn màu sắc cho vật liệu trám:

Composite có sẵn trong các sắc thái màu khác nhau. Bác sỹ sẽ tiến hành lựa chọn mức độ màu sắc của composite phù hợp với răng cần được phục hồi.

4. Cách ly răng cần trám:

Răng cần trám được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đê cao su. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình trám răng sâu bởi composite nếu tiếp xúc với nước trong khi đổ vào khoang răng sẽ cản trở các cơ chế liên kết.
Chuẩn bị bề mặt răng và bôi chất kết dính, chiếu đèn laser

5. Chuẩn bị bề mặt răng cần trám:

Axit photphoric 30-40% dưới dạng gel được áp dụng lên bề mặt trăng qua một ống tiêm trong khoảng 15 giây rồi được rửa sạch bằng vòi phun nước. Răng được làm khô và trên men răng sẽ xuất hiện lớp mờ và sẵn sàng để chuẩn bị trám.

6. Chất kết dính:

Một chất kết dính lỏng được áp dụng trên bề mặt răng qua một bàn chải lông nhỏ. Chất kết dính sẽ được định hình dưới ánh sáng Laser Er (Công nghệ Laser Tech). Laser Tech là thế hệ laser Nha khoa 4.0 đặc dụng, thích hợp cho tương tác giữa các chất liệu trám răng nhân tạo với bề mặt răng sinh lý diễn ra tương khớp nhất, loại trừ được tất cả những sai khác mà phương pháp trám thông thường dễ mắc phải.

7. Xác định vị trí Composite:

Vật liệu composite được đổ đầy vào khoang trám. Composite ban đầu ở dạng lỏng sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40s. Trong quá trình Composite dần trở nên dẻo đặc lại, nha sỹ sẽ thực hiện tạo hình trên composite. Chính vì vậy mà trám composite rất cần được tiến hành bởi nha sỹ có tay nghề cao để tránh những trường hợp sai khớp cắn, khi ăn nhai cảm giác bị kênh với răng đối diện.
Đưa chất liệu trám composite lên răng, tạo hình và chiếu đèn laser đông cứng chất liệu

8. Định hình Composite:

Phần composite dư thừa sau khi cứng lại được định hình bằng cách sử dụng dụng cụ cắt và mài (với mũi khoan kim cương) để cung cấp cho răng bề mặt nhai chuẩn xác với các đường viền khít thích hợp.

9. Kiểm tra khớp cắn:

Sau khi thay composite, đê cao su được gỡ ra. Bác sỹ sẽ yêu cầu bệnh nhân cắn nhẹ lên một mẩu giấy carbon để lấy dấu kiểm tra nếu có bất kỳ điểm chênh nào trên bề mặt răng để tiến hành chỉnh sửa cần thiết.

10. Hoàn thiện và đánh bóng:

Hoàn thành quy trình trám răng sâu và đánh bóng bề mặt răng.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.