Rang bi e buot phải làm sao mới trị được dứt điểm luôn là trăn trở của nhiều người. Khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu những cách chữa giúp bạn thoát khỏi cảm giác khó chịu này nhé!
1. Nguyên nhân khiến cho răng bị ê buốt
Bạn muốn biết răng ê buốt phải làm sao để chấm dứt hoàn toàn? Trước hết hay tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này để biết cách chữa răng ê buốt hiệu quả nhất và triệt để nhất nhé.
Răng ê buốt chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân răng bị mòn men, phần ngà răng nhạy cảm bị lộ do tác động bên ngoài và một số bệnh lý răng miệng:
Do bẩm sinh răng của bạn quá nhạy cảm, chỉ cần một kích thích nhỏ thôi cũng có thể khiến răng bị ê buốt.
Chải răng không đúng cách, quá lạm dụng việc chải răng cũng là nguyên nhân làm răng ê buốt
Sử dụng quá nhiều loại thực phẩm chứa nhiều axit như quả chanh, cam, nước uống có ga…
Bệnh lý răng miệng như sâu răng, tụt nướu, mòn cổ răng, viêm tủy cũng khiến cho răng nhạy cảm dễ bị ê buốt.
Răng bị sứt mẻ lộ phần ngà răng nhạy cảm.
Việc tẩy trắng răng không đúng cách với thuốc không đảm bảo, quá liều lượng thuốc tẩy trắng.
Vậy răng ê buốt phải làm sao điều trị dứt điểm? Sau đây là một số thông tin hữu ích mà nha khoa KIM chia sẻ đến bạn.
→rang toan su
2. Răng ê buốt phải làm sao để khắc phục?
Răng ê buốt phải làm sao để giảm tức thời những cơn đau, tránh đau tái phát? Dưới đây chính là những kinh nghiệm đối phó cũng như chăm sóc răng nhạy cảm bạn nên biết nếu chưa có điều kiện đi thăm khám bác sĩ.
Vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày
Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng nhẹ nhàng 2-3 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa cũng như nước súc miệng sau mỗi bữa ăn sẽ làm giảm nguy cơ ê buốt răng.
Làm sao cho hết ê răng bằng tinh dầu tỏi
Theo một nghiên cứu, tỏi có chứa florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại những kích thích từ bên ngoài. Lấy tỏi sống thái lát sau đó chà xát vào răng hoặc giã nát tỏi đắp lên răng trong ba phút. Thực hiện ba lần một ngày, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận thấy những cơn ê buốt sẽ giảm dần.
Lá trà xanh làm hết nhức răng hiệu quả
Lá trà xanh giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Ngoài ra, axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi.
Cách chữa đau răng tại nhà từ lá trà xanh: bạn lấy 1 nắm lá trà xanh nhau trong vòng 5 phút, thực hiện ba lần một ngày để giảm cảm giác ê buốt ở răng.
Làm gì để hết ê răng bằng kem đánh răng
Không phải bất kỳ loại kem đánh răng nào được quảng cáo là dành cho răng nhạy cảm cũng đáng sử dụng. Các chuyên gia khuyên chúng ta chỉ nên dùng các loại kem đánh răng đã được Liên đoàn nha khoa Quốc tế FDI công nhận về tính an toàn và hiệu quả. Bạn sẽ cảm thấy một sự khác biệt tích cực trong vòng một tuần đến 10 ngày sử dụng.
Giảm các loại thực phẩm và đồ uống chứa axit
Những loại thực phẩm có chứa thành phần axit không chỉ làm xói mòn men răng, gây hư tổn bề mặt răng mà còn tạo cảm giác đau buốt cho những người có răng nhạy cảm. Do đó, việc thay đổi chế độ ăn uống của bạn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để loại trừ cảm giác ê buốt. Bạn nên hạn chế những thực phẩm chứa axit bao gồm các loại nước ngọt có gas, nước trái cây như cam, chanh…
Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm
Đây là phương pháp vô cùng tiết kiệm lại đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Bạn hãy súc miệng thường xuyên với nước muối loãng hàng ngày để loại bỏ được cảm giác ê buốt, khó chịu. Yêu cầu của mẹo này là bạn phải duy trì thường xuyên, coi nó như là việc đánh răng hàng ngày vậy nhưng lưu ý không nên sử dụng nước muối với nồng độ quá mặn có thể làm tổn thương đến nướu.
3. Răng ê buốt phải làm sao để khắc phục triệt để nhất?
Cách trị răng ê buốt tại nhà bên trên chi có tác dụng giảm ê buốt tạm thời và giữ gìn sức khỏe răng miệng cho các trường hợp răng ê buốt nhẹ, chỉ cần tăng cường chăm sóc răng là được. Còn lại với các trường hợp bệnh lý nặng như viêm tủy, viêm nha chu, gặp dấu hiệu răng ê buốt phải làm sao? Tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ nha khoa để được được thăm khám cụ thể và xác định mức độ nhạy cảm.
Trường hợp sâu răng giai đoạn đầu
Sau khi xác định được nguyên nhân răng ê buốt, các bác sĩ Nha khoa KIM sẽ áp dụng bôi florua trên các khu vực bị ê buốt để giúp tăng cường sự tái khoáng hóa men răng hoặc tiến hành hàn trám hoặc bọc sứ phục hồi các khu vực đã bị mất men răng (hàn răng sâu – răng mẻ, hàn cổ răng…) Ngoài ra, các nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn sử dụng các sản phẩm có nồng độ fluoride cao hằng ngày để làm giảm độ ê buốt.
Trường hợp sâu răng, răng sứt mẻ, mòn men mức độ nhẹ
Phương pháp hàn trám cho răng ê buốt này này sẽ sử dụng vật liệu trám composite hoặc amalgam trám bít vào chỗ răng bị sâu hoặc mòn men. Vật liệu trám sẽ ngăn chặn các kích thích có hại từ bên ngoài tác động vào ngà răng, giúp cho cảm giác ê buốt không dẫn truyền đến buồng tủy.
Cách này thực hiện khá đơn giản và hoàn thành trong vòng từ 15-20 phút. Tuy nhiên, vật liệu trám thường có độ bám dính không tốt với bề mặt răng nên khả năng bong bật cũng khá cao. Giải pháp tốt nhất cho trường hợp này chính là sử dụng công nghệ trám Laser Tech:
+ Công nghệ cho phép tạo ra các chân bám cố định trên răng, làm tăng khả năng liên kết với mô răng
+ Kích cỡ miếng trám khi tạo hình và sau khi hóa cứng vẫn được giữ nguyên, không co rúm nên không gây ra khe hở hay khoang rỗng, đặc biệt là không đọng nước trong xoang trám. Nhờ thế mà tránh được tình trạng ê buốt răng sau khi trám tốt nhất do không bị kích ứng và nguy cơ bong bật được hạn chế tối đa.
Trường hợp các vết sâu loang rộng, răng sứt mẻ lớn, mòn men nặng
Trong trường hợp răng bị sâu, vỡ mẻ hoặc mòn men quá mức thì hàn trám không mang lại kết quả cao, khi đó bọc sứ chính là giải pháp hàng đầu nhằm phục hình và che chắn ống ngà cho răng.
Trường hợp viêm tủy
Trường hợp tủy bị viêm, để giảm hiện tượng ê buốt thì điều trị tủy là cần thiết, thao tác này ít nhiều sẽ gây đau nhức cho bệnh nhân và sau khi điều trị tủy thì thao tác hàn trám hoặc bọc sứ là không thể thiếu nhằm phục hình và bảo vệ cho răng đã bị tổn thường.
Các bệnh về nướu răng
Thường thì các bệnh về nướu răng chủ yếu do cao răng mà ra, tốt nhất bạn hãy đi lấy cao răng, thực hiện định kỳ 6 tháng/lần kết hợp với chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét