Hàn răng thẩm mỹ khi nào là tốt nhất ?

Được coi là một trong những phương pháp tái tạo hình dáng răng một cách tự nhiên và tiết kiệm, hàn răng là sự lựa chọn đầu tiên đối với các trường hợp cần phục hình răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng cũng nắm rõ khi nào nên hàn răng là tốt nhất.


Hàn răng hay còn gọi là trám răng là phương pháp phục hình thẩm mỹ cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lý răng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Có hai dạng hàn răng cơ bản là hàn trám răng thẩm mỹvà hàn răng sâu.

Khi nào nên hàn răng là tốt nhất?

1. Khi nào nên hàn răng – Răng bị bệnh lý

Khi nào thì hàn răng? Răng bị bệnh lý như sâu răng hay mòn men là những trường hợp cơ bản cần thiết phải thực hiện hàn trám răng.

Khi nào nên hàn răng là tốt nhất?

– Sâu răng là hiện tượng mất tổ chức cứng của răng do acid hình thành dưới tác động của vi khuẩn và carbonhydrate, sự mất mô răng này làm cho cơ thể không thể tự hồi phục vùng khuyết trên thân răng. Ban đầu sâu răng không có biểu hiện rõ nét nhưng sau một thời gian diễn tiến âm thầm lỗ sâu màu đen có thể hình thành gây đau nhức cho người bệnh, nguy hiểm hơn vết sâu có thể lan đến tủy gây viêm tủy, thậm chí gây áp xe xương ổ răng, ảnh hưởng đến toàn hàm.

Hàn răng là cách dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng. Đây được coi là cách điều trị răng sâu cho hiệu quả nhanh nhất mà không phải chờ đợi lâu và tốn kém như bọc sứ.

– Mòn men cũng là tình trạng răng miệng cần được hàn răng sớm. Khi chăm sóc răng miệng không đúng cách như đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng hay do tác dụng của axit có trong thức ăn khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó, chúng ta có thể hàn bít vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng, làm giảm cảm giác ê buốt cho người bệnh.

Nếu như vật liệu composite áp dụng cho răng cửa bởi tính thẩm mỹ thì amalgam chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho răng hàm bởi độ chịu lực khá tốt.

2. Khi nào nên hàn răng – Hàn răng khi bị chấn thương răng

Đối với các tình huống tai nạn khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì hàn răng được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng. Không cần phải chờ đợi bọc sứ quá lâu, chỉ sau 15-20 phút răng bạn sẽ được tạo hình một cách thẩm mỹ nhất với phương pháp hàn răng cực kỳ đơn giản. Tất nhiên, muốn có tạo hình đẹp thì nha sỹ phải là người không chỉ có chuyên môn tốt mà cần phải có óc thẩm mỹ để tái tạo hình dáng cho răng hài hòa nhất so với các răng còn lại.
3. Khi nào nên hàn răng – Răng có hình thể xấu xí

Răng có hình thể xấu như răng thưa kẽ, răng nhỏ, ngắn, răng vẹo, răng có kích cỡ không đều,…thì tốt nhất nên thực hiện hàn răng thẩm mỹ. Vật liệu hàn composite thường được áp dụng chủ yếu trong các trường hợp này bởi nó có màu sắc gần tương đồng như răng thật và không bị lộ trong giao tiếp. Ngoài ra, tính dẻo của vật liệu hàn răng này cũng giúp cho nha sỹ có thể dễ dàng thao tác chỉnh sửa cho đến khi thẩm mỹ nhất.

Sau khi được tạo hình các răng sẽ có hình dáng đều khít trên cung hàm, khắc phục hoàn toàn các nhược điểm răng xấu. Đây chính là tình huống khi nào cần hàn răng khá phổ biến mà nếu bạn gặp phải trường hợp này có thể tiến hàn hàn răng càng sớm càng tốt.

4. Khi nào nên hàn răng – Hàn khi răng bị xỉn màu

Khi răng bị xỉn màu kém thẩm mỹ thì vật liệu hàn răng có màu sắc sáng bóng để bao bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng hơn. Nha sỹ sẽ căn cứ vào màu răng cũ để tạo màu trám thích hợp nhất.

Lưu ý: Trên đây là những thông tin khi nào phải hàn răng chi tiết, tuy nhiên có một lưu ý khi bạn sử dụng phương pháp này là hàn răng chỉ áp dụng tốt nhất cho các trường hợp răng sâu, răng vỡ mẻ hay thưa kẽ ở mức độ nhỏ mà thôi bởi hàn răng thường duy trì độ bền không cao (trừ hàn Inlay/Onlay). Những tổn thương ở mức độ lớn và sâu thì bọc răng sứ sẽ là giải pháp hiệu quả nhất giúp thẩm mỹ và hỗ trợ điều trị bệnh lý hơn là hàn răng.

Hàn răng được tiến hành như thế nào?


Hàn răng được bắt đầu băng việc nạo sạch vết sâu tức là mô ngà bệnh được loại bỏ hết nếu như răng bị sâu, bề mặt men răng ở vùng đáy lỗ sâu được làm sạch tiếp bằng một loại dung dịch acid gọi là etchant hay Etching. Composite nha khoa được đưa và từng lớp một cách từ từ để tái tạo vùng khuyết của mô răng, các lớp composite sau sẽ cứng lại và kết dính với lớp composite trước bằng phản ứng quang trùng hợp. Nha sỹ thực hiện chỉnh sửa và đánh bóng vết trám. Đây là cách trám trực tiếp với vật liệu hàn là composite, amalgam hay fuji.

Đối với hàn Inlay/Onlay thì thao tác phức tạp hơn và hoàn tất sau khoảng 2 -3 lần hẹn với nha sỹ khi cần phải thiết kế miếng hàn bên ngoài sau đó với gắn trở lại mô răng bị vỡ hay bệnh lý. Hàn Inlay/Onlay chỉ áp dụng đối với xoang trám lớn tức là răng hàm mà không áp dụng cho răng cửa hay các vị trí khác.

Muốn biết khi nào nên hàn răng và áp dụng cách nào tốt nhất thì khi gặp phải các vấn đề răng miệng bạn nên đến gặp nha sỹ để thăm khám và nhận sự tư vấn răng hàm mặt chi tiết nhất.

Nếu như còn thắc mắc nào về khi nào nên hàn răng thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.