Hiển thị các bài đăng có nhãn benh-ly-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách chữa răng bị mẻ cực hiệu quả chỉ 1 lần thực hiện

Răng cửa mẻ do va đập chấn thường hay nguyên nhân nào cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Trong các cách chữa răng bị mẻ thì nên đi hàn răng hay bọc sứ sẽ là giải pháp tối ưu?



Răng cửa bị mẻ chủ yếu do những tác động từ bên ngoài như chấn thương, va đập mạnh hoặc do lực ăn nhai quá mạnh. Cũng có những trường hợp do yếu tố nội tại thiếu canxi khiến cho răng bị mòn và mẻ dần dần ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn hàm. Việc điều trị phục hình cho răng bị mẻ không chỉ có ý nghĩa đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn giúp cho cấu trúc của răng không bị xâm lấn quá nhiều, tránh tình trạng dần bị ăn mòn đến phần chân răng.


Cách chữa răng bị mẻ – bọc răng sứ hay trám răng?

Giữa các cách chữa răng bị mẻ thì hàn răng và bọc răng sứ là hai chỉ định chủ yếu của bác sỹ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế cũng như khả năng chi phí của bạn. Nếu như hàn trám được lựa chọn phổ biến do yếu tố thao tác đơn giản, cho kết quả nhanh cũng như chi phí khá thấp thì bọc sứ lại thể hiện ưu điểm nổi bật ở độ bền chắc và khả năng ăn nhai như răng thật.

Chữa răng bị mẻ với phương pháp hàn trám thường áp dụng cho những ca răng mẻ ở mức độ nhỏ, không quá phức tạp bởi chất liệu chủ đạo cho trám răng là composite có độ chịu lực không quá cao và có tính giãn nở, sau một thời gian dưới tác động của lực nhai hay kích thích nhiệt độ sẽ có xu hướng co rút và bị bong trượt khỏi bề mặt trám. Chính vì vậy, với những vết mẻ, vở lớn thì hàn răng không mang lại hiệu quả cao và nếu lựa chọn phương pháp này nghĩa là bạn đã chấp nhận hàn trám răng lại nhiều lần trong đời.

Với những chỗ răng mẻ mức độ lớn, Nha Khoa KIM khuyên bạn nên tiến hành bọc sứ để đảm bảo độ bền chắc cao nhất. Bọc răng mẻ chính là cách sử dụng một bọc mão răng sứ được chế tạo vừa khít với răng đã mài nhỏ bọc chụp từ mặt nhai, rìa cắn cho đến viền nướu để tạo lớp bảo vệ bên ngoài vừa đảm bảo thẩm mỹ cũng như ăn nhai tốt, hạn chế những tác động bên ngoài có hại tác động đến răng.


Nếu như hàn trám chỉ đảm bảo tốt chức năng trong khoảng 2-3 năm thì bọc sứ có thể duy trì hiệu quả từ 5-10 năm hoặc 10-15 năm tùy thuộc vào từng loại răng sứ mà bạn lựa chọn. Răng sứ có màu sắc khá tự nhiên, sáng bóng và đặc biệt là không bị đổi màu sau một thời gian như phương pháp hàn trám nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Có nên hàn răng cho bé 3 tuổi không?

Những bé đang trong giai đoạn răng sữa cũng không loại trừ khả năng bị sâu răng nếu như vệ sinh răng miệng không tốt. Đa số các bậc cha mẹ thường hay băn khoăn không biết có nên hàn răng cho bé 3 tuổi hay không bởi giai đoạn răng sữa này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ lớn hơn. Hãy cùng tham khảo ý kiến của các bác sĩ về vấn đề này.


>> Bị sâu răng phải làm sao
>> Dấu hiệu nhận biết sâu răng
>> Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 12

1. Hàn răng có tác dụng gì?


Răng hàm thường chiếm tỉ lệ cao khi bị sâu răng bởi mặt nhai có nhiều hố rãnh nên khó được làm sạch bằng bàn chải, thức ăn đọng lại tạo điều kiện cho mảng bám vi khuẩn phát triển. Và hàn (trám) răng là phương pháp dùng chất trám bít hàn lên các hố rãnh trên mặt nhai răng hàm vĩnh viễn để ngăn ngừa sâu răng hình thành và phát triển sớm.


Răng hàm số 6 và số 7 là những răng đóng vai trò quan trọng trong bộ răng vĩnh viễn. Do đó dự phòng sâu hố rãnh cho các răng 6, 7 có tầm quan trọng đặc biệt, giúp trẻ có được hàm răng tốt suốt đời. Chất bịt kín vẫn còn ở vị trí 3-5 năm sẽ được coi là thành công, tuy nhiên, chất bịt kín có thể kéo dài lâu hơn nữa. Nhưng với trẻ nhỏ hơn thì sao, liệu có nên hàn răng cho bé 3 tuổi không?

2. Có nên hàn răng cho bé 3 tuổi hay không?

Ba tuổi là đang thời kỳ răng sữa, việc hàn răng sẽ giúp hỗ trợ bé ăn nhai tốt hơn. Răng sữa bị sâu mà không điều trị thì bệnh sẽ tiến triển nhanh, tấn công vào mô và men răng gây tổn thương. Nếu răng sâu không được điều trị sẽ dẫn tới rụng răng sớm và chính răng bị rụng này sẽ dẫn tới sự lệch lạc trong mọc răng vĩnh viễn sau này. Cho nên cầu trả lời cho thắc mắc có nên hàn răng cho bé 3 tuổi không đó là vẫn nên hàn trám răng sâu dù là nhiều hay ít tuổi.

Việc hàn răng tức là hố rãnh trên mặt nhai sau khi được làm sạch và trám bít lại sẽ làm mặt nhai răng hàm bằng phẳng hơn, dễ làm sạch bằng bàn chải đánh răng. Do vậy cặn thức ăn không có chỗ lưu lại, hoạt động phá hủy của vi khuẩn sẽ giảm, chính vì vậy sẽ kiểm soát và phòng ngừa được sâu răng sớm.

Trám bít hố rãnh là một trong những biện pháp phòng ngừa sâu răng hữu hiệu ở trẻ em và được xem là một phương pháp mang lại hiệu quả cao với giá thành không quá cao. Tuy nhiên để làm tăng tính hiệu quả của biện pháp này thì sau khi trám bít phải cho trẻ tái khám định kỳ sáu tháng một lần để phát hiện và trám lại miếng trám bị bong.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm bất kỳ các vẫn đề nào về răng miệng, cũng như là việc có nên hàn răng cho bé 3 tuổi hay không, đừng ngần ngại liên hệ về Nha Khoa KIM.

Cách điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em hiệu quả 100%

Viêm tủy răng ở trẻ em là một dấu hiệu nguy hiểm, để lại những hậu quả đáng tiếc về sau. Do đó, tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục bệnh viêm tủy ở trẻ là điều cần thiết để giúp bé phòng bệnh một cách tốt nhất.



1. Bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là gì?

Tủy răng là một bộ phận nằm trong cùng của răng, bao gồm tủy buồng và hệ thống ống tủy, có chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng.

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ em xảy ra rất phổ biến khi trẻ bị sâu răng

Bệnh viêm tủy răng hiện nay thường xảy ra rất phổ biến ở lứa tuổi trẻ em do những viêm nhiễm quanh răng gây ra. Bệnh viêm tủy diễn biến qua 3 giai đoạn: viêm tủy có hồi phục; viêm tủy không hồi phục và hoại tử tủy.

Hiểu rõ về bệnh viêm tủy răng ở trẻ em sẽ giúp các bậc cha mẹ có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ, tránh những biến chứng xấu xảy ra.


2. Trẻ bị viêm tủy răng do nguyên nhân gì?

Trẻ bị viêm tủy răng thông thường là do nguyên nhân sâu răng, không được điều trị sớm, tình trạng sâu răng trầm trọng hơn. Lúc đó sẽ biến chứng sang viêm tủy răng, vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công vào tủy đi qua ống ngà được gọi là sâu ngà hoặc đi qua lỗ chân răng được gọi là bệnh nha chu.

Cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ sớm khi có dấu hiệu sâu răng

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là do chấn thương: nghĩa là trẻ bị thương gây tổn hại đến răng như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng.

3. Viêm tủy răng ở trẻ em để lại biến chứng gì?

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như viêm tủy cấp, sau đó sẽ hoại tử dần tủy răng dẫn đến viêm mãn tủy, làm chết tủy và thối tủy.

Mặt khác những hoại tử của tủy răng nếu không được thải ra ngoài dễ gây nên cá bệnh lý khác như viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm hoặc tụ lại ở chân răng gây ra u hạt, nang chân răng…

Biến chứng nặng nhất mà viêm tủy có thể gây ra là trẻ bị mất răng, nếu răng của bé được nhổ quá sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thay răng vĩnh viễn hay sức khỏe răng miệng về sau.

4. Cách điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em

Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện nay, việc điều trị tủy răng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ cũng là một trong những kỹ thuật phức tạp, mất thời gian, và đòi hỏi bác sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trẻ bị viêm tủy răng cần phải được điều trị triệt để, phòng tránh nhổ răng

Với những trường hợp viêm tủy nhưng chân răng vẫn khỏe, bác sĩ thực hiện lấy đi những mô tủy bị tổn thương để bảo tồn tủy chân răng chưa bị nhiễm trùng. Sau đó sẽ trám bít lại ống tủy và răng sâu, kéo dài tuổi thọ cho răng của bé.

Xuyên suốt việc điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là cần thiết phải giữ lại tủy, giữ răng sữa không phải nhổ sớm. Bởi vì, răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch.

Vì thế khi trẻ bị viêm tủy, nên đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện nha khoa uy tín để điều trị sớm cho trẻ, phòng các biến chứng nguy hiểm khác gây hại cho răng và sức khỏe của bé về sau.

Khi nào mọc răng khôn?

Nhiều người trên 20 tuổi nhưng vẫn chưa thấy răng khôn mọc nên rất lo lắng, vậy khi nào thì răng khôn mọc?





Răng khôn hay còn được gọi là răng hàm số 8, răng cấm thường mọc ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, có nhiều trường hợp mọc răng lâu hơn và răng khôn thường nằm sâu trong cung hàm. Mọc răng khôn hầu như không có tác dụng về mặt thẫm mỹ hay chức năng ăn nhai, đôi khi chiếc răng khôn mọc không ngay thẳng, mọc lệch, mọc ngầm hay mọc kẹt vào các răng kế bên sẽ gây ra tình trạng đau nhức răng âm ỉ, kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn.


Khi răng khôn bắt đầu nhú mầm bao giờ cũng kèm theo các dấu hiệu như đau nhức cả một vùng miệng, vùng nướu xung quanh bị sưng đỏ, thậm chí có thể gây sốt nhẹ vài ngày. Có nhiều trường hợp, răng chỉ bị đau nhức khi ăn nhai, nhưng cũng có khi đau â ỉ cả ngày, sưng một bên má và không thể há miệng cũng như ăn uống được gì.

Khi răng khôn mọc thẳng hay lệch lạc, mọc ngầm đều gây ra những cơn đau nhức âm ỉ, thậm chí bị sưng tấy, cùng với đó răng khôn mọc ở cuối hàm nên việc vệ sinh và đánh răng sẽ khó khăn hơn. Đồng thời, khi răng khôn mọc không đúng vị trí còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm nướu, sưng tấy vùng mọc răng, sâu răng,…hay răng mọc lệch ra khỏi cung hàm, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Lúc này, để giảm đau nhức răng tạm thời bạn có thể áp dụng phương pháp súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý có bán tại các nhà thuốc giúp sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Hoặc sử dụng đá lạnh để chườm ngoài má, tại vùng sưng đau sẽ giúp nhanh chóng giảm sưng đau hiệu quả. Sau đó, nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám kịp thời.

Răng ê buốt làm sao khắc phục ?

Rang bi e buot phải làm sao mới trị được dứt điểm luôn là trăn trở của nhiều người. Khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu những cách chữa giúp bạn thoát khỏi cảm giác khó chịu này nhé!


1. Nguyên nhân khiến cho răng bị ê buốt

Bạn muốn biết răng ê buốt phải làm sao để chấm dứt hoàn toàn? Trước hết hay tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này để biết cách chữa răng ê buốt hiệu quả nhất và triệt để nhất nhé.

Răng ê buốt chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân răng bị mòn men, phần ngà răng nhạy cảm bị lộ do tác động bên ngoài và một số bệnh lý răng miệng:

Do bẩm sinh răng của bạn quá nhạy cảm, chỉ cần một kích thích nhỏ thôi cũng có thể khiến răng bị ê buốt.

Chải răng không đúng cách, quá lạm dụng việc chải răng cũng là nguyên nhân làm răng ê buốt

Sử dụng quá nhiều loại thực phẩm chứa nhiều axit như quả chanh, cam, nước uống có ga…

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, tụt nướu, mòn cổ răng, viêm tủy cũng khiến cho răng nhạy cảm dễ bị ê buốt.

Răng bị sứt mẻ lộ phần ngà răng nhạy cảm.

Việc tẩy trắng răng không đúng cách với thuốc không đảm bảo, quá liều lượng thuốc tẩy trắng.

Vậy răng ê buốt phải làm sao điều trị dứt điểm? Sau đây là một số thông tin hữu ích mà nha khoa KIM chia sẻ đến bạn.

rang toan su

2. Răng ê buốt phải làm sao để khắc phục?

Răng ê buốt phải làm sao để giảm tức thời những cơn đau, tránh đau tái phát? Dưới đây chính là những kinh nghiệm đối phó cũng như chăm sóc răng nhạy cảm bạn nên biết nếu chưa có điều kiện đi thăm khám bác sĩ.

Vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày

Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng nhẹ nhàng 2-3 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa cũng như nước súc miệng sau mỗi bữa ăn sẽ làm giảm nguy cơ ê buốt răng. 

Làm sao cho hết ê răng bằng tinh dầu tỏi

Theo một nghiên cứu, tỏi có chứa florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại những kích thích từ bên ngoài. Lấy tỏi sống thái lát sau đó chà xát vào răng hoặc giã nát tỏi đắp lên răng trong ba phút. Thực hiện ba lần một ngày, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận thấy những cơn ê buốt sẽ giảm dần.

Lá trà xanh làm hết nhức răng hiệu quả

Lá trà xanh giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Ngoài ra, axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi.

Cách chữa đau răng tại nhà từ lá trà xanh: bạn lấy 1 nắm lá trà xanh nhau trong vòng 5 phút, thực hiện ba lần một ngày để giảm cảm giác ê buốt ở răng.

Làm gì để hết ê răng bằng kem đánh răng

Không phải bất kỳ loại kem đánh răng nào được quảng cáo là dành cho răng nhạy cảm cũng đáng sử dụng. Các chuyên gia khuyên chúng ta chỉ nên dùng các loại kem đánh răng đã được Liên đoàn nha khoa Quốc tế FDI công nhận về tính an toàn và hiệu quả. Bạn sẽ cảm thấy một sự khác biệt tích cực trong vòng một tuần đến 10 ngày sử dụng.

Giảm các loại thực phẩm và đồ uống chứa axit

Những loại thực phẩm có chứa thành phần axit không chỉ làm xói mòn men răng, gây hư tổn bề mặt răng mà còn tạo cảm giác đau buốt cho những người có răng nhạy cảm. Do đó, việc thay đổi chế độ ăn uống của bạn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để loại trừ cảm giác ê buốt. Bạn nên hạn chế những thực phẩm chứa axit bao gồm các loại nước ngọt có gas, nước trái cây như cam, chanh…

Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm

Đây là phương pháp vô cùng tiết kiệm lại đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Bạn hãy súc miệng thường xuyên với nước muối loãng hàng ngày để loại bỏ được cảm giác ê buốt, khó chịu. Yêu cầu của mẹo này là bạn phải duy trì thường xuyên, coi nó như là việc đánh răng hàng ngày vậy nhưng lưu ý không nên sử dụng nước muối với nồng độ quá mặn có thể làm tổn thương đến nướu.

3. Răng ê buốt phải làm sao để khắc phục triệt để nhất?

Cách trị răng ê buốt tại nhà bên trên chi có tác dụng giảm ê buốt tạm thời và giữ gìn sức khỏe răng miệng cho các trường hợp răng ê buốt nhẹ, chỉ cần tăng cường chăm sóc răng là được. Còn lại với các trường hợp bệnh lý nặng như viêm tủy, viêm nha chu, gặp dấu hiệu răng ê buốt phải làm sao? Tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ nha khoa để được được thăm khám cụ thể và xác định mức độ nhạy cảm.

Trường hợp sâu răng giai đoạn đầu

Sau khi xác định được nguyên nhân răng ê buốt, các bác sĩ Nha khoa KIM sẽ áp dụng bôi florua trên các khu vực bị ê buốt để giúp tăng cường sự tái khoáng hóa men răng hoặc tiến hành hàn trám hoặc bọc sứ phục hồi các khu vực đã bị mất men răng (hàn răng sâu – răng mẻ, hàn cổ răng…) Ngoài ra, các nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn sử dụng các sản phẩm có nồng độ fluoride cao hằng ngày để làm giảm độ ê buốt.

Trường hợp sâu răng, răng sứt mẻ, mòn men mức độ nhẹ

Phương pháp hàn trám cho răng ê buốt này này sẽ sử dụng vật liệu trám composite hoặc amalgam trám bít vào chỗ răng bị sâu hoặc mòn men. Vật liệu trám sẽ ngăn chặn các kích thích có hại từ bên ngoài tác động vào ngà răng, giúp cho cảm giác ê buốt không dẫn truyền đến buồng tủy.

Cách này thực hiện khá đơn giản và hoàn thành trong vòng từ 15-20 phút. Tuy nhiên, vật liệu trám thường có độ bám dính không tốt với bề mặt răng nên khả năng bong bật cũng khá cao. Giải pháp tốt nhất cho trường hợp này chính là sử dụng công nghệ trám Laser Tech:

+ Công nghệ cho phép tạo ra các chân bám cố định trên răng, làm tăng khả năng liên kết với mô răng

+ Kích cỡ miếng trám khi tạo hình và sau khi hóa cứng vẫn được giữ nguyên, không co rúm nên không gây ra khe hở hay khoang rỗng, đặc biệt là không đọng nước trong xoang trám. Nhờ thế mà tránh được tình trạng ê buốt răng sau khi trám tốt nhất do không bị kích ứng và nguy cơ bong bật được hạn chế tối đa.

Trường hợp các vết sâu loang rộng, răng sứt mẻ lớn, mòn men nặng

Trong trường hợp răng bị sâu, vỡ mẻ hoặc mòn men quá mức thì hàn trám không mang lại kết quả cao, khi đó bọc sứ chính là giải pháp hàng đầu nhằm phục hình và che chắn ống ngà cho răng.

Trường hợp viêm tủy

Trường hợp tủy bị viêm, để giảm hiện tượng ê buốt thì điều trị tủy là cần thiết, thao tác này ít nhiều sẽ gây đau nhức cho bệnh nhân và sau khi điều trị tủy thì thao tác hàn trám hoặc bọc sứ là không thể thiếu nhằm phục hình và bảo vệ cho răng đã bị tổn thường.

Các bệnh về nướu răng

Thường thì các bệnh về nướu răng chủ yếu do cao răng mà ra, tốt nhất bạn hãy đi lấy cao răng, thực hiện định kỳ 6 tháng/lần kết hợp với chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách.

Nếu bạn vẫn muốn tìm hiểu thêm về tình trạng răng ê buốt phải làm sao, hãy liên hệ cho nha khoa KIM theo số 19006899, các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.

Đừng lo lắng khi thấy tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ em

Chảy máu chân răng ở trẻ em là một trong những trường hợp khiến cho nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng, việc tìm nguyên nhân và cách giải quyết hợp lý là vấn đề nan giải lúc này.

Nếu nướu của trẻ bị sưng và chảy máu khi trẻ chải răng thì rất có thể bé nhà bạn đang bị viêm nướu. Viêm nướu răng là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Viêm nướu là sự nhiễm trùng những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng. Nướu có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Bệnh viêm nướu là tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm nướu răng xung quanh răng và chảy máu chân răng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không thường xuyên và đúng cách, mảng bám và vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng dẫn đến tình trạng viêm nướu.

Viêm nướu giai đoạn đầu có thể chảy máu chân răng, dần dần chỗ nướu sẽ càng ngày càng sưng to và đỏ hơn, khiến trẻ đau nhức ngày đem, khó khăn trong ăn uống và tình trạng này có thể lây lan sang các răng khác nếu không được điều trị kịp thời. Với giai đoạn răng sữa bị viêm nướu thì rất có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Do đó, tốt nhất bạn nên đưa bé đi thăm sớm vì chảy máu chân răng ở trẻ em là một triệu chứng bệnh lý không thể coi thường.

trẻ em bị chảy máu chân răng

>> Lấy cao răng là gì

>> Tự nhiên bị chảy máu chân răng

Bên canh đó, bạn bên chú ý giữ vệ sinh cho bé bằng cách dùng bàn chải lông mềm dành cho trẻ em, hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sau khi ăn. Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm, bánh ngọt, trái cây chứa nhiều chất đường.
Nguyên nhân viêm nướu ở trẻ Nguyên nhân chính của bệnh viêm nướu là từ độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra, gây kích thích nướu và vi khuẩn xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ.

Do vậy, các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm bệnh nướu răng có thể giúp cho trẻ giữ được hàm răng tốt. Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm nướu là mảng bám hình thành trên răng, đó là một lớp màng mỏng mềm, dính, không màu, có chứa vi khuẩn, hình thành trên bề mặt răng và nướu của chúng ta trong suốt cả ngày.

Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Nếu mảng bám không được làm sạch đúng mức bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, nó sẽ tạo ra độc tố kích thích mô nướu gây viêm nướu. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu. Khi trẻ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, mảng bám và vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng dẫn đến trẻ bị viêm nướu

Được tạo bởi Blogger.